Skip to main content

Danh mục: Tư vấn cửa nhựa lõi thép

Tư vấn sử dụng, sửa chửa, bảo dưỡng cửa nhựa lõi thép và trang trí nội thất phù hợp với cửa nhựa lõi thép

Nhà nhiều cửa và cách hóa giải – 3a window

Đối với nhiều nhà diện tích rộng, gia chủ muốn bố trí cửa đi mở ra nhiều mặt nhà nhằm thoáng khí. Có nhiều người cho rằng xét về mặt phong thủy, đó là điều không tốt. Tuy nhiên, ở trường hợp nào cũng có giải pháp.

Thực chất ngôi nhà nào cũng có nhiều cửa (cửa trước, sau, bên…) tùy theo hình thế đất đai và tính chất sử dụng. Nhưng cần lưu ý, khoa học phong thủy phân biệt rạch ròi chính – phụ và luôn xác định mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính. Các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên… đều chỉ là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở hướng và kích thước của cửa chính.

Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (hướng nắng, gió, điểm nhìn…) sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc xây bít hẳn cửa chính và mở cửa chính ở một nơi khác. Cửa chính thường là cửa lớn nhất trong nhà. Tuy nhiên, việc mở cửa khác ở một số nơi là điều không thể. Khi đó cần phải tư vấn kiến trúc sư để có giải pháp phù hợp.

Việc kiêng kỵ nhà mở nhiều cửa xuất phát từ câu “đa môn tắc đa khẩu”, tức là nhà nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, làm cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn trường khí, người đi ra đi vào gây phức tạp trong kiểm soát an ninh.

Tuy nhiên, nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu – trước rộng sau hẹp để thu hút nguồn khí tốt vào nhà.

Cần lưu ý các cửa không nên thẳng hàng nhau. Các cửa nếu đã lỡ mở nhiều thì có thể điều chỉnh bằng cách đặt chậu cảnh hay vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ dòng khí dẫn vào nhà. Cũng nên dùng loại cửa kính có dán mờ một phần (nhất là với hướng nắng gắt) hoặc đóng hẳn cửa lại nếu không sử dụng thường xuyên

Tiết kiệm năng lượng từ chiếc cửa sổ – cửa nhựa lõi thép 3a window

Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng, những hao phí điện năng bắt nguồn từ chiếc cửa sổ thường chiếm từ 10 đến 25% chi phí trong chiếc hoá đơn tiền điện hàng tháng của gia đình.

Cửa sổ là nơi làm không gian nội thất được thông thoáng, đón ánh nắng mặt trời, cung cấp vitamin D cho trẻ,… Tuy nhiên, vào mùa hè nắng gắt, khi mở cửa sổ (nhất là khi cửa ở hướng tây) làm gian phòng trở nên ngột ngạt, oi bức khiến người ta phải dùng quạt điện hoặc bật máy điều hoà.

Ngược lại vào mùa đông rét mướt ở xứ lạnh cũng lại là nơi mang không khí lạnh từ ngoài trời vào nhà buộc người ta phải sưởi ấm. Do vậy, để tiết kiệm điện năng người ta phải tìm cách sử dụng cửa sổ một cách thông minh.

Khi lắp đặt cửa sổ, nên chọn cửa số hai lớp kính, thay vì một lớp, biến chúng thành vật cách nhiệt, ngăn cách không gian nội thất với nhiệt độ cao từ bên ngoài vào mùa hè (nhất là khi bật máy điều hoà) và thất thoát nhiệt vào mùa đông thì tuy chi phí ban đầu tốn kém hơn, song lại đỡ tiền điện sau này.

Vì vậy chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được về lâu dài. Gần đây người ta còn sản xuất các loại cửa sổ giữa hai lớp kính chứa nhứng khí và tráng trên kính lớp sơn phủ phản xạ ánh sáng để chống thất thoát nhiệt, rất hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng.

Ngoài việc dùng cửa sổ có tính cách nhiệt, còn một số biện pháp nhỏ khác cần áp dụng như dán các lớp màng chất dẻo trong suốt lên khung cửa để làm thật khít các khe hở vào mùa đông, tăng cường tác dụng bảo ôn của cửa sổ.

Sự may mắn của cửa sổ – cửa nhựa lõi thép 3a window

Mặc dù tác dụng của cửa sổ không quan trọng bằng cửa chính về mặt phong thủy, nhưng bạn nên biết sự may mắn về mặt tài chính tiềm ẩn trong các kiểu thiết kế của cửa sổ.
Những kiểu thiết kế này có liên quan đến hình dạng màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, vị trí lắp đặt và số lượng cửa sổ. Cửa sổ là nơi năng lượng trong phòng thường xuyên ra vào. Vì vậy, nếu cửa sổ được thiết kế phù hợp với không gian phong thủy, thì nó sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho không gian sống của bạn.
Cửa sổ nên mở ra như một hành động chào đón năng lượng tươi mới tốt đẹp của bên ngoài vào bên trong phòng. Điều quan trọng bạn cần chú ý là cửa sổ không được làm tiêu hao năng lượng và vận may của phòng. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến một số hướng dẫn sau đây khi mở cửa sổ:
Trong phòng, không nên có quá nhiều cửa sổ. Cửa sổ window không nên quá rộng, và thông thường là chỉ nên để hai bức tường có cửa sổ. Đặt cửa sổ quá nhiều sẽ gây mất mát tài sản
Cửa sổ không nên đối diện trực tiếp với cửa chính. Bởi vì, khí bay vào nhà và nhanh chóng bay ra. Hậu quả của nó giống như đặt một tấm gương đối diện với cửa chính, không mang lại những ý nghĩa tốt lành.
Cửa sổ là mắt và miệng của nhà và là nơi làm việc (1 cửa kính vỡ là các vấn đề về mắt sẽ xảy ra). Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới.
Tốt nhất là 1 cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí cho moị ngừơi trong nhà và mang đến dịp cơ may trong việc làm sinh sống. Cửa mở ra là sự hoà điệu tích cực, dương các khí của ngừơi nhà đó ra ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ thành nhút nhát có hại cho khí.

Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ nên mở nửa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí ra vào từ cửa sổ và lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay. Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang gây nhức đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Tốt hơn là treo trái thuỷ tinh cầu để biến ánh mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động.

Những lưu ý khi thiết kế cửa chính và cửa sổ

Một ngôi nhà đẹp khi kết hợp hài hoà được giữa ba yếu tố: công năng, thẩm mỹ và phong thuỷ. Để đạt được ba yếu tố này là điều không dễ dàng, nếu như không được tính toán kỹ sẽ xảy ra trường hợp “được mặt này mất mặt kia” gây tâm trạng bất an hoặc khó khăn trong sinh hoạt gia đình. Những lưu ý khi thiết kế cửa chính và cửa sổ ngay dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kinh nghiệm mới trong việc lắp đặt cửa sao cho khoa học và hợp lý.

thiet-ke-cua-chinh

Những lưu ý khi thiết kế cửa giúp gia chủ có không gian sống đúng chuẩn phong thủy

Những lưu ý khi thiết kế Cửa chính

Cửa chính là nơi thu hút ánh sáng và không khí thiên nhiên vào bên trong ngôi nhà do đó, khi thiết kế cửa chính phải lấy sự đối lưu không khí trong nhà làm điểm trọng tâm.

Kích thước cửa chính của mỗi nhà phụ thuộc vào diện tích, số tầng cao của ngôi nhà đó. Do đó, khi xây mới nhà ở hoặc sửa sang lại nhà cửa, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn để có được kích thước cửa phù hợp tỷ lệ hợp lý và cân đối so với kích thước và hình dáng của ngôi nhà. Vì nếu cửa quá lớn thì khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng, trong khi đó cửa chính quá nhỏ sẽ hạn chế các luồng khí được đưa vào nhà.

thiet-ke-cua-dung-phong-thuy

Thiết kế cửa chính đúng phong thủy

Trường hợp nhà cũ đã mắc phải những bất lợi trên thì gia chủ phải tìm cách hoá giải, ví dụ cửa rộng có thể được khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió bên ngoài cửa, chuông gió sẽ ngăn không cho những điềm xấu hay những nguồn năng lượng tiêu cực vào trong nhà, đồng thời phát tán năng lượng đi vào nhà một cách có hiệu quả. Cửa hẹp nên sửa chữa, mở rộng thêm. Cửa chính quá thấp cũng là điều tối kỵ, theo phong thuỷ đó sẽ là điềm báo gia đình suy bại, là điều nên tránh.

thiet-ke-cua-chinh-hop-phong-thuy

Thiết kế cửa chính đúng phong thủy

Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện trực tiếp với nhau bởi như thế khi khí đi vào nhà sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn không cho khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.

thiet-ke-cua-chinh-dep

Thiết kế cửa chính hợp phong thủy

Cửa chính cũng không nên hướng thẳng về cây to hoặc khe núi. Cây to ở trước cửa chính sẽ mang khí âm vào trong nhà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Cũng nên tránh cửa chính nhìn vào trong ngõ cụt, bởi ngõ cụt thường tàng tụ âm khí. Thêm vào đó, nếu có khe núi đối diện cửa chính sẽ khiến cho người trong nhà một cảm giác bất an, có điều không may đang rình rập.

Khu vực ngoài của cửa chính phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sáng sủa, tạo cảm giác thoải mái và tiện  lợi. Nếu không gian phía trước cửa chính hơi tối, nên có thể thiết kế thêm đèn chiếu sáng.

Những lưu ý khi thiết kế Cửa sổ:

Cửa sổ đối với một công trình kiến trúc không chỉ có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh mà xét về mặt phong thuỷ chúng còn là nơi dẫn khí và đón vận may vào nhà.

thiet-ke-cua-so-hop-phong-thuy

Thiết kế cửa sổ hợp phong thủy

Cửa sổ cũng có chức năng tương tự cửa chính, tức là nơi hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy mỗi công trình nhà ở tuỳ theo hình thái kiến trúc khác nhau (biệt thự, nhà phố, nhà vườn….) và yếu tố cảnh quan xung quanh mà các KTS luôn đề ra những tiêu chí thiết kế cửa sổ riêng phù hợp với công trình và thuận theo phong thuỷ nhà ở. Nếu được thiết kế phù hợp với không gian phong thủy, thì nó sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho không gian sống của gia đình.

thiet-ke-cua-so-dep

Thiết kế cửa sổ hợp phong thủy

Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cửa sổ phải tương đối rộng.

Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà nhiều cửa sổ hay mở những mảng kính rộng thì tính hướng ngoại tăng, phù hợp với nơi tập trung đông người như phòng khách. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.

thiet-ke-cua-so-hop-phong-thuy

Thiết kế cửa sổ hợp phong thủy

Nhà quá nhiều cửa sổ có thể làm dương tính trong nhà trở nên thái quá vì chúng đầy ắp khí, ngược lại nhà quá ít cửa sổ làm hụt khí và mang tính âm.

Khi thiết kế cửa sổ cần chú ý 4 điều cơ bản là đảm bảo an toàn (ngăn trẻ không bị ngã, chống trộm…); Không chọn lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nên nhiều bất lợi như tính thẩm mỹ kém, ảnh hưởng tới tầm nhìn… cho cửa sổ; Cửa sổ thông thoáng và nhận nhiều ánh sáng; Cửa đảm bảo kín gió khi cần.

Những lưu ý khi thiết kế cửa chính và cửa sổ trên đây, hy vọng đã giúp được quý bạn đọc những thông tin hữu ích cho qua trình hoàn thiện không gian sống cho gia đình. Mọi tư vấn xin liên hệ hotline: 08 98 88 67 67

Vách kính nghệ thuật trong kiến trúc ngày nay – 3a window

Trong các chủng loại vật liệu vách ngăn, kính tuy ra đời chưa lâu nhưng luôn là một trong những loại vật liệu chủ đạo được sử dụng mạnh trong kiến trúc nội và ngoại thất của các công trình hiện đại.

Vật liệu vách kính, vách kính nghệ thuật trong kiến trúc hiện nay

Với kiến trúc ngoại thất, trên khắp cả nước đã có độ phổ biến đáng kể, hàng loạt các công trình kiến trúc đã sử dụng vật liệu kính trên mặt tiền, thậm chí rất nhiều công trình lớn còn sử dụng cả các loại vật liệu kính cao cấp như kính an toàn 2 lớp, kính cong 3 chiều. Đây là các loại vật liệu vách kính bao che cho bên ngoài công trình thay thế nhiều các loại vật liệu gạch nung truyền thống, góp phần tạo nên dáng vẻ kiến trúc hiện đại cho công trình, đặc biệt là với các tòa nhà có chiều cao lớn.

Với không gian nội thất vách kính trắng có đặc điểm là tạo ra những vách ngăn chia tương đối độc lập về không gian, nhưng vẫn đảm bảo không bị che lấp tầm nhìn khiến không gian ngăn chia được liên hoàn và tạo cảm giác mở rộng hơn. Vách kính trắng có đặc điểm về chất cảm trong kiến trúc là sáng, bóng và trong suốt. Tuy nhiên các vách kính trắng khổ lớn nếu sử dụng cứng nhắc trong nội thất thường tạo cảm giác khô cứng. Hiện nay, nó chủ yếu ứng dụng nhiều trong nội thất văn phòng.

Để khắc phục các nhược điểm trên, đảm bảo có thể sử dụng loại vách kính cho không gian nội thất nhà ở, các loại vách kính trắng đã được sáng tạo thêm những chi tiết trang trí với nhiều hình thức thể hiện như tranh vẽ, khắc chạm hay thậm chỉ là mảng ghép màu. Trong rất nhiều loại hình vật liệu vách ngăn nhẹ mới cho công trình, kính nghệ thuật tuy ra đời muộn nhưng lại là một sản phẩm khá được ưa chuộng bởi các giá trị không chỉ về công năng sử dụng mà còn cả về giá trị nghệ thuật cho không gian. Xu hướng nhà ở đương đại hiện nay là những toà nhà chung cư cao tầng, biệt thự vừa và nhỏ hay xu hướng xây nhà ống nhằm mục đích tiết kiệm không gian sống. Với không gian hạn chế này, người ta chọn lựa không gian mở để làm rộng ngôi nhà bằng nhiều hình thức. Sử dụng vách ngăn bằng kính nghệ thuật là một xu hướng mới. Nó vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa chiếu sáng xuyên suốt ngôi nhà…

Vách kính nghệ thuật trang trí cho không gian nhà ở

Khả năng biểu hiện của kính nghệ thuật dường như là không có giới hạn, chủng loại vách ngăn này có thể đáp ứng được nhu cầu cho nhiều đối tượng.Hiện nay trên thị trường, kính nghệ thuật ứng dụng làm vách ngăn phòng được rất nhiều nhà thiết kế, trang trí nội thất hướng chủ nhà sử dụng. Sản phẩm vách ngăn phòng vừa đóng vai trò là một vách ngăn, vừa đóng vai trò là một bức tranh trang trí.

Về cơ bản, vách ngăn kính nghệ thuật bao gồm hai loại: Loại vách điêu khắc hoa văn có màu và loại không màu. Với những không gian nhỏ hẹp, hạn chế về mặt ánh sáng muốn sử dụng ánh sáng chiếu qua nên lựa chọn loại vách có hoa văn không màu sẽ giúp ánh sáng xuyên qua lan toả từ phòng này đến phòng khác. Ngôi nhà sẽ trở lên lung linh hơn, đẹp hơn bởi những hoạ tiết hoa văn mang lại qua khúc xạ ánh sáng trên chất liệu kính trắng trong.

Đối với không gian không cần nhìn xuyên qua hay giảm bớt độ sáng như: phòng ngủ, vách ngăn phòng tắm, ngăn khu bếp và phòng khách… Sử dụng vách khắc hoa văn có màu kết hợp với đèn chiếu sáng ngôi nhà sẽ rất lạ lẫm từ những góc nhìn lạ của màu sắc hoa văn mang lại. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả vách ngăn phòng bằng kính nghệ thuật cần phải có sự tư vấn kỹ càng của các chuyên gia để lựa chọn chất liệu kính, mẫu hoa văn phù hợp, để không gian ngôi nhà sau nhiều năm sau nhìn lại vẫn thấy nó tươi mới, không nhàm chán…

Với ưu điểm của vách kính nghệ thuật là ngăn gió, cách âm, cách nhiệt, lấy sáng, xuyên sáng tốt. Vách kính được làm trên mọi chất liệu kính từ kính thường, kính cong, kính an toàn hai lớp, kính temper, rất thích hợp với mọi không gian và thị hiếu người sử dụng.

Mặt khác với hoa văn được thiết kế cầu kỳ, ứng dụng rộng rãi không chỉ trong không gian vách ngăn phòng mà còn đi vào không gian trần kính, lan can cầu thang kính, cánh cửa, sàn… Điều này giúp kính nghệ thuật đang ngày càng trở nên phổ biến.

Vách kính nghệ thuật sử dụng triệt để mọi yếu tố ưu điểm nhất của chất liệu kính, mọi phong cách hoa văn hiện đại, truyền thống hay cổ điển để mang đến một không gian sang trọng, đẳng cấp và độc đáo.

(theo: tapchikientruc)

 

Vì sao cửa nhựa đang dần thay thế cửa gỗ?

 

Cửa gỗ truyền thống và cửa nhựa hiện đại, mỗi loại đều có những tính năng ưu việt của nó. Nhưng nhìn chung, cửa nhựa lõi thép (Upvc) thích ứng tương đối tốt với điều kiện nhiệt đới như thông gió để lấy sáng, ngoài ra cách sử dụng và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn rất nhiều. Đó chính là lý do duy nhất giải thích vì sao cửa nhựa đang dần thay thế cửa gỗ hiện nay ở Việt Nam.

Cửa gỗ tự nhiên xưa nay đẹp, bền, hợp với văn hóa của người Việt Nam. Nhưng ở ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên độ ổn định của cửa gỗ kém, hay bị biến dạng do co giãn, cong vênh nứt nẻ hoặc bị mối mọt, mục nát theo thời gian… Vì thế, quá trình gia công cũng như sử dụng thường phức tạp hơn, đòi hỏi lựa chọn không gian sử dụng phù hợp.

cua-nhua-dang-dan-thay-the-cua-go

Cửa nhựa đang dần thay thế cửa gỗ

Chất liệu gỗ không kén màu sắc của không gian. Gỗ có thể kết hợp với mọi chất liệu từ thô sần, gai góc, đến bóng nhẵn, được lắp đặt trong những không gian có nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau, cả hiện đại và truyền thống.

Tuy vậy, mỗi loại gỗ có ưu, nhược điểm khác nhau, và nếu được sử dụng hợp lý sẽ giúp tăng tuổi thọ. Khi kết hợp với nhiều loại vật liệu khác, tính ổn định và biến dạng của gỗ cần được chú ý để phù hợp với kết cấu, biến dạng, chịu lực. Hiện nay giá cửa gỗ khoảng từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng/m2 nếu là cửa gỗ lim.

cua-nhua-dang-thay-the-cua-go

Cửa nhựa đang dần thay thế cửa gỗ

Loại cửa nhựa nhập công nghệ từ châu Âu xuất hiện một vài năm nay. Nhựa dùng làm cửa cho nhà ở là loại nhựa uPVC có tính năng tốt hơn hẳn so với nhựa PVC. Nhựa uPVC có thêm chất độn tạo màu, nó kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa của nhựa cũng như kéo dài độ bền màu của nhựa, chịu được sự va đập mạnh, chịu được tác động của nhiệt độ cao và tia cực tím. Ưu điểm lớn nhất của cửa nhựa là không bị cong vênh, co giãn nên không xảy ra tình trạng sệ cánh hay kẹt các phụ kiện.

Trong ứng dụng, cửa nhựa với nguyên lý vừa đẩy vừa mở có thể quay lật ra ngoài hay vào trong, cửa lùa, cửa sổ mở vòm kiểu xoay, gập, chớp đứng ngang dọc khác nhau… nhằm tạo khoảng thoáng đãng nhiều hay ít tùy theo người sử dụng, đạt hiệu quả đúng như mong muốn.

phong-thuy-cho-nha-chung-cu-hien-dai

Cửa nhựa đang dần thay thế cửa gỗ

Các loại cửa nhựa có cấu trúc dạng hộp được lắp thép gia cường để tăng khả năng chịu lực với nhiều khoang trống để cách âm, cách nhiệt do được bơm khí trơ và lắp gioăng kính và có một số phụ kiện như bản lề, khóa, chốt, tay nắm cửa… đi kèm. Màu chủ yếu là màu trắng, nếu là màu khác thì đắt hơn. Giá một bộ cửa nhựa lõi thép cách âm kỹ thuật đắt hơn cửa gỗ, giá cửa nhựa giao động từ 1.400.000 đồng đến 1.800.000 đồng/m2.

Như vậy tuy giá thành cửa nhựa cao hơn cửa gỗ, nhưng với nhiều ưu điểm, đáp ứng được thị hiều và quan trọng là chất lượng sản phẩm bền đẹp cùng thời gian, không bị oxy hóa, biến dạng, chi phí bảo dưỡng ít… cho nên cửa nhựa lõi thép đang dần thay thế cửa gỗ truyền thống trên thị trường. Với những gì chúng tôi vừa giải đáp trên đây, hy vọng quý bạn đọc đã có cho mình câu trả lời xác đáng vì sao cửa nhựa đang dần thay thế cửa gỗ.

Phong thủy cho cửa sổ bếp – cửa nhựa 3A WINDOW

 

Cửa sổ sẽ giúp cho căn bếp thêm thoáng đãng, sáng sủa nhờ có gió, ánh sáng trời – tạo cho người nội trợ cảm giác thoải mái hơn. Những lưu ý về phong thủy cho cửa sổ bếp dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những hướng sắp xếp khoa học và hơp phong thủy mới.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế vị trí cửa sổ bếp

Cửa sổ là cửa chính đón được ánh nắng, gió ngoài trời .  Khi thiết kế bếp, việc chọn hướng cửa sổ bếp quan trọng không kém so với sắp đặt vị trí bếp nấu, máy hút khói… Nó ảnh hưởng lớn đến tuổi tác, cung mạng của chủ nhà.
Xét về góc độ khoa học, nó tạo ra những luồng khí trong lành cho căn bếp, giúp nơi này luôn thoáng đãng, dễ chịu. Cửa sổ phải đón được ánh nắng, gió từ bên ngoài.

Nếu trổ cửa chính là cửa sổ lấy ánh sáng ngoài trời nên chọn một hướng tốt với lứa tuổi của gia chủ. Đồng thời, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: nhà cửa, bãi rác, thân cây to hay cống rãnh. Hướng Tây Bắc nhiều gió chướng, không tốt cho sức khoẻ

thiet-ke-cua-so-bep-hien-dai

Thiết kế cửa sổ bếp theo phong thủy

Cửa hướng này nên xoay về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi ban mai, tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu sức nóng khi nấu nướng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này. Đây vừa là cửa sổ vừa là cửa ra vào thông ra không gian bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh. Hạn chế hướng Tây Bắc vì hướng này nhiều gió chướng, không tốt cho sức khoẻ.

Cửa sổ là cửa phụ, phát triển theo chiều cao để bếp thông thoáng . Cửa sổ cần cao từ bồn rửa bát trở lên .  Đây là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên được thiết kế khá nhỏ và gọn. Thông thường, loại cửa này phát triển theo chiều cao để giúp căn bếp trong thông thoáng hơn.

Các nhà thiết kế tận dụng tối đa ưu điểm chiều cao của kiểu cửa này để giải quyết vấn đề cho căn bếp chật. Hình khối chữ nhật của khung cửa tạo ra cảm giác vuông vức, vững chãi rất tốt cho phong thuỷ. Phong thuỷ sẽ càng tốt hơn nếu kiểu cửa hình khối kết hợp thêm khung cửa bằng gỗ, thuộc cung mộc rất tốt cho gia đạo. Kích thước của cửa không quan trọng nhưng bạn cần chú ý đến vị trí đặt cửa. Thông thường, cửa phải cao từ bàn ăn trở lên hoặc ngang bồn rửa bát.

Các loại cửa sổ phù hợp với không gian bếp

Nếu khung cửa bếp rộng, phải có khung chịu lực. Xét về mặt thẩm mỹ có thể không đẹp lắm nhưng chúng đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho bếp. Đối với kiểu cửa sổ bếp kiểu này, bạn cần phối hợp với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông cho luồng khí dương từ bên ngoài vào hay sức nóng từ bên trong toả ra được dễ dàng.

thiet-ke-cua-so-bep

Thiết kế cửa sổ bếp theo phong thủy

Với nhiều mẫu nhà hiện đại, các thiết kế bếp thường lấy ánh sáng tối đa bằng một hệ thống các cửa sổ rộng. Căn bếp rất khoáng đạt, phòng ăn cũng được tận hưởng ánh sáng này.   Khi trổ cửa sổ nhớ tránh hướng Tây vì nắng chiều sẽ làm cho không gian rất khó chịu. Thông thường, người ta chọn chất liệu kính để làm cửa sổ. Chất liệu kính tạo ra một hướng phong thuỷ tốt cho kiểu cửa này.

Để kết hợp phong thuỷ, bạn nên dùng cửa nhựa lõi thép (uPVC)  đã được sơn màu sáng. Chúng tạo ra cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa sạch sẽ.
Khi thiết kế, cần chú ý ô cửa sổ sao cho thích hợp theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử, từ dưới lên. Để số ô cửa rơi vào cung tốt, bạn có thể thay đổi kích thước ô cửa to, nhỏ sao cho thích hợp và thẩm mỹ nhất.

Đa phần các thiết kế cửa sổ bếp thường chọn ô dàn ngang nhưng trong những căn bếp nhỏ, bạn nên chọn dạng ô sắp theo chiều đứng. Cách này sẽ lấy được nhiều ánh sáng hơn, căn bếp trông cao và thoáng hơn.

cua-so-bep

Thiết kế cửa sổ bếp theo phong thủy

Với kiểu ô đứng, không nên làm cửa lùa mà chọn cửa lá chớp để gió, mưa không lùa trực tiếp vào bếp. Chính điều này tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng, dễ chịu khi bước vào.

Không gian bếp là một nơi rất quan trọng trong phong thủy của một ngôi nhà. Quan tâm đến việc sắp xếp và bài trí khu vực này sẽ giúp gia đình bạn có một không gian sống ấm áp và hạnh phúc.

Những điều cần lưu ý khi bố trí cửa trong nhà – 3a window

Trong một ngôi nhà, cửa trước và cửa sau không nên đối diện nhau, nếu không thì sinh khí trong nhà sẽ tán hết. Sau đây là một số kiêng kỵ trong việc bố trí các cửa theo phong thủy:

Cửa trước và sau tránh đối diện:

Nếu vi phạm điều này, sinh khí trong nhà sau khi đi vào từ cửa trước, sẽ thoát hết ra cửa sau. Mặt khác tuy gió thông mát mẻ nhưng rất nguy hiểm, rất dễ gây “phản gió” làm tổn hại đến sức khỏe.

Một ngôi nhà tụ khí, đường lối đi ngoắt ngoéo sẽ tạo sự ấm áp, hoà hoãn và là “giai khí” (khí tốt lành, may mắn). Nó có tác dụng dưỡng thần, dưỡng khí và tăng vận may, thịnh vượng.

Nếu ngôi nhà có trổ cửa  sau thì cửa này phải đặt so le với cửa trước để khí lưu thông trong nhà từ trước ra sau dích dắc theo hình chữ “S”, khí sẽ tụ lâu trong nhà.

Cửa toilet không được đối diện với cửa lớn vào nhà

Cửa chính là nơi sinh khí của trời đất vào, và sinh khí ấy phải lưu động dích dắc trong lòng nhà mà không nên xộc vào nhà vệ sinh. Nếu cửa toilet đối diện với cửa chính, thì sinh khí khi đi vào sẽ xộc thẳng vào nơi khí uế, âm khí nặng nề.

Cửa bếp và phòng chứa đồ tránh đối diện với phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, phải luôn tạo cảm giác hài hoà, yên tĩnh, an toàn, không bị phiền nhiều bởi nước, lửa. Bếp là nơi thường ngày dùng lửa, có khói, khi nấu nướng sẽ ảnh hưởng đến không khí phòng ngủ.

Nước, lửa trong căn bếp cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm, đặc biệt là khả năng xảy ra sự cố rò rỉ khí ga và cả khí than bếp. Bởi vậy, cửa bếp và phòng ngủ phải so le và cách nhau tương đối xa.

Cửa phòng chứa đồ cũng vậy. Phòng này là nơi chứa mọi tạp chất. Khi mở cửa, hơi ẩm mốc đủ loại xộc ra, sẽ tràn thẳng vào cửa phòng ngủ, đó là điều tối kỵ.

Cửa bếp và toilet tránh đối diện nhau

Bếp là nơi đun nấu, chế biến đồ ăn thức uống, còn phòng vệ sinh là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn, nếu cửa đối diện nhau sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại sức khỏe.

Cửa phòng ngủ và cửa chính không nên đối diện

Buồng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, cần yên tĩnh, kín đáo, còn cửa chính là nơi người nhà, khách khứa thường xuyên ra vào, sẽ ảnh hưởng tới sự yên tĩnh cần thiết. Cửa chính trực xung với cửa buồng ngủ sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cửa gian bếp không đối diện với cửa chính

Gian bếp là nơi tượng trưng cho sự giàu có của một gia đình theo quan niệm “Dĩ thực vi tiên”, nếu đối diện với cửa chính thì tài khí sẽ lọt hết ra ngoài.

Phong thủy cửa phòng ngủ – cửa nhựa 3A WINDOW

Cửa được xem là con đường thông dẫn khí nên sự cát, hung, họa phúc của nó ảnh hưởng rất lớn tới căn phòng. Khi thiết kế cửa phòng ngủ, bạn nên chú ý tránh gương chiếu vào, để tượng thần đối diện… Bài viết này chúng tôi tập trung trình này cho quý bạn đọc những thông tin về phong thủy cửa phòng ngủ, hy vọng bài viết sẽ có ích cho những ai đang quan tâm.

cua-phong-ngu-theo-phong-thuy

Phong thủy cửa cho phòng ngủ hiện đại

Gương trong phong thủy có nhiều điều kiêng kỵ, vì thế bạn không nên tùy tiện treo, đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà. Trong phong thủy, gương dùng để lấy chính trực đối chọi với hung sát đẩy sát khí phản chiếu về, nhằm làm cho diện bị hung sát xung khắc tránh được tổn thất. Do đó, gương không nên chiếu thẳng vào cửa phòng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến người ở trong phòng. Ngoài ra, trong không gian phòng ngủ, bạn nên tránh đặt gương chiếu thẳng vào giường. Nó dễ gây tâm lý tự kỷ ám thị, giật mình, không tốt cho sức khỏe. Tránh bố trí gương chiếu vào phòng ngủ, giường ngủ.

phong-thuy-cho-phong-ngu

Phong thủy cửa cho phòng ngủ hiện đại

Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng các bức tượng thần trong nhà để trừ tà diệt ác. Tuy nhiên, nên bố trí tượng thần hướng ra ngoài cửa lớn, không để quay mặt vào trong nhà. Đặc biệt, chủ nhà không nên để tượng chiếu thẳng vào cửa phòng ngủ. Tượng thần chiếu vào cửa phòng ngủ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phong thủy và “phản” tác dụng trừ tà. Phong thủy cửa phòng ngủ xưa nay rất kiêng kỵ việc này, các ban khi sử dụng tượng thần nên chú ý, tranh gặp chuyện xui xẻo.

Góc tường nhọn trong phong thủy rất mẫn cảm, gây ảnh hưởng lớn tới người ở trong phòng. Nhà bị góc nhọn của bức tường nhà khác đâm thẳng vào sẽ mang sát khí, tổn hại cho gia chủ. Góc tường nhọn của nhà khác bạn rất khó di dời hay đập bỏ. Do đó, để hóa giải thế phong thủy không tốt này, có thể treo tấm biểu đầu thú phía trên cửa hướng thẳng góc nhọn hoặc treo gương lõm (gương lòng chảo) để phản chiếu trở lại toàn bộ hình ảnh của vật chắn phía trước.

phong-thuy-cua-phong-ngu

Phong thủy cửa cho phòng ngủ hiện đại

Xây tường ngăn hoặc bình phong là giải pháp tốt khi cửa phòng ngủ bị xung chiếu với cửa lớn. Ngoài ra, trong quan niệm truyền thống của phong thủy học, cửa phòng ngủ chiếu thẳng vào cửa lớn sẽ bị cửa lớn xung thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tài vận cho người ở. Để hóa giải thế bất lợi này, bạn có thể bố trí bình phong hay xây tường che chắn trước cửa phòng ngủ. Bình phong hoặc bức tường giúp khí bên ngoài không xông thẳng vào phòng. Đồng thời, chúng cũng tạo sự riêng tư, kín đáo cho không gian phòng ngủ.

Nếu chú ý đến những kiêng kỵ theo phong thủy cửa phòng ngủ thì bạn sẽ hạn chế được những chuyện không may xảy ra, an tâm sinh sống và làm việc.

Những điều kiêng kỵ khi bố trí cửa ra vào

Để cửa ra vào mang lại vận khí tốt cho ngôi nhà, chủ nhân cần tránh những điều phạm trong quy tắc phong thủy, có thể ảnh hưởng đến vận khí. Trong bố cục khai vận của phong thủy, tác dụng của cửa ra vào là làm cho không khí ở bên ngoài đi vào nhà. Những điều kiêng kỵ khi bố trí cửa ra vào dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kinh nghiệm trong việc chọn vị trí đặt cửa.

Ngày nay, nhiều gia đình muốn an toàn nên đã lắp thêm lớp cửa chống trộm bên ngoài cửa chính. Họ không biết rằng, trong nhiều trường hợp, chính chiếc cửa đó ảnh hưởng xấu đến bố cục khai vận. Cửa chống trộm thường được làm bằng kim loại, trong ngũ hành, thuộc Kim. Người thiếu Kim dùng loại cửa này sẽ không bị ảnh hưởng gì. Hơn nữa, nếu có thiết kế hợp lý thì sẽ không cản trở người đi lại và khí lưu thông. Tuy nhiên, cần chú ý, hướng của cửa chống trộm phải cùng hướng với cửa chính. Ngoài ra, do tác dụng của cửa chính là làm cho không khí ở bên ngoài đi vào nhà nên cửa này được thiết kế theo hướng đẩy vào trong thì tốt hơn là đẩy ra ngoài.

nhung-dieu-kieng-ky-khi-bo-tri-cua-ra-vao

Bên cạnh đó, chủ nhân cũng cần tránh để cửa ra vào đối diện với gương. Một số người rất thích treo gương lớn ở gần cửa để tiện cho việc chỉnh đốn lại trang phục, đầu tóc trước khi ra ngoài. Cách bố trí như vậy thuận lợi cho sinh hoạt nhưng nếu đặt gương đối diện với cửa chính sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho tài vận của gia chủ, tiền tài dù đến rồi cũng sẽ đi. Trong phong thủy, điều này thuộc cách “thối tài”. Cách hóa giải tốt nhất trong trường hợp này là chuyển gương sang một hướng khác.

phong-thuy-khi-bo-tri-cua-ra-vao

Tại sao cửa ra vào không được xung hướng với cửa nhà vệ sinh? Cửa ra vào là cái miệng hút khí, nó nắm bắt toàn bộ điều hung hoặc cát của cả căn nhà. Phong thủy có câu quyết như sau: “Khí khẩu nhất tinh tai phúc bính, lai khứ nhị khẩu tử sinh môn, năng tướng cửu diệu vi hầu thiệt, đại địa tinh hoa nhất khẩu thôn”. “Nhị khẩu “ là chỉ cửa trước và cửa sau. Nếu cửa ra vào (cửa trước) xung hướng với cửa nhà vệ sinh sẽ gây ra nhiều điều bất lợi. Gia chủ dù kiếm được rất nhiều tiền nhưng chẳng mấy chốc mà hết sạch, không có cách nào tụ lại được. Tiếp đó là tinh thần bất ổn, thân thể hay cảm thấy mệt mỏi, thiếu sự nhanh nhẹn, tứ chi bải hoải, đau nhức. Tuy nhiên, nếu rơi vào tình huống này, vẫn có cách hóa giải rất đơn giản: Bạn hãy lắp một chiếc đèn nơi cửa ra vào xung với cửa nhà vệ sinh, đèn bật 24/24 tiếng. Chiếc đèn này gọi là “đèn trường minh”, có thể hóa giải âm khí do nhà vệ sinh gây ra.

lam-cua-di-theo-kich-thuoc-lo-ban

Những điều kiêng kỵ khi bố trí cửa ra vào rất nhiều. Không những không được hướng cửa vào nơi ô uế như nhà vệ sinh mà cửa chính không được hướng vào bếp. Nếu cửa ra vào xung với cửa bếp thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong gia đình, phần lớn họ bị mắc bệnh mãn tính như dạ dày, bệnh ngoài da… Trong trường hợp này, hãy hóa giải theo cách sau: Treo một la bàn phong thủy trên cửa bếp hoặc lắp sáu đồng tiền cổ ở bậc cửa bếp. Hai vật này có tác dụng hóa giải sát khí rất hiệu nghiệm. Nếu bếp kiểu hiện đại bị cửa ra vào chiếu phải nhưng không thể treo la bàn lên dầm cửa vì kiểu bếp này không có cửa, bạn có thể treo la bàn đó lên trần nhà, chính nơi đối diện với cửa ra vào.

Lựa chọn cửa sổ sao cho hiệu quả – cửa nhựa 3a window

Việc “mở toang cửa sổ” đón gió mát là một thói quen và một cách hoà mình với thiên nhiên của người dân Việt Nam.Chính vì thế, cửa sổ được coi là nhân tố rất quan trọng trong việc kết nối con người với môi trường xung quanh. Chức năng chính của cửa sổ là thông gió và lấy sáng. Có nhiều loại cửa sổ, mỗi loại có những đặc tính riêng, phù hợp với từng nhà và tuỳ mỗi tính cách người sử dụng.

Phân theo chức năng sử dụng:

1. Cửa sổ lấy sáng : cửa kính hoặc bằng vật liệu cho ánh sáng xuyên qua. Cửa sổ này nên dùng ở các mảng tường có hướng Bắc, Đông Bắc hoặc Nam, hướng ít bị ảnh hưởng của ánh nắng gắt mùa hè. Nên sử dụng kèm theo rèm, mành để điều chỉnh được lượng ánh sáng cho phù hợp.

2. Cửa sổ ngăn sáng : cửa dạng pa nô đặc (gỗ, kim loại, nhựa), cửa có lá chớp (chớp cố định hoặc chớp lật). Loại cửa sổ này nên dùng ở các mảng tường có hướng Đông và Tây. Loại cửa sổ chớp rất được chuộng vì vừa che nắng, lại vừa thoáng gió. Đối với hướng Đông và Tây, nên dùng loại cửa sổ có cả cánh kính và cánh chớp là tốt nhất.

Phân theo cấu tạo:

  1. 1.      Cửa sổ mở bản lề ngang (cửa sổ mở quay ra ngoài hoặc vào trong): là loại cửa thông dụng nhất, có thể gồm một cánh hoặc nhiều cánh. Loại này thông gió tốt nhất và cung cấp nhiều ánh sáng nhất vào trong phòng. Nên dùng ở những hướng có tầm nhìn đẹp.
  2. 2.      Cửa sổ mở hất ra ngoài (bản lề ở trên đỉnh, mở ra ngoài từ phía dưới) : thông gió tốt và tránh mưa hắt vào phòng, thích hợp với các phòng ở nhà cao tầng và không có ô văng cửa sổ.
  3. 3.      Cửa sổ mở quay, lật vào trong: Cửa mở được 3 chế độ: mở lật 1-20 để thông hơi, mở lật 150 để thoáng khí và mở quay 1800 để thông phòng. Cả 3 chế độ mở này đều rất an toàn cho các công trình, đặc biệt là công trình cao tầng, nên phù hợp với nhiều loại công trình từ thấp tầng đến cao tầng
  4. 4.      Cửa sổ mở trượt : cánh cửa trượt ngang trên ray trượt, diện tích thông thoáng nhiều nhất chỉ bằng ½ diện tích cả cửa sổ. Cửa sổ trượt ngang có ưu điểm không chiếm diện tích, không bị va đập cánh do gió, thích hợp với phòng trên tầng cao.

Khi quyết định sử dụng loại cửa sổ nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ về hướng địa lý, nhu cầu về thông gió và ánh sáng của từng phòng, hình thức kiến trúc trong và ngoài nhà để có được sự tối ưu của cửa sổ. Một điểm cần lưu ý nữa là dù bất kỳ loại cửa sổ nào cũng nên có ô văng hoặc gờ chắn nước để bảo vệ cửa sổ và tránh mưa hắt vào phòng.

Làm thế nào để lau sạch cửa kính – cửa nhựa lõi thép 3A WINDOW

Hiện nay, cửa nhựa lõi thép (uPVC) là lựa chọn hàng đầu cho các công trình dân dụng cũng như công nghiệp. Cửa nhựa lõi thép thường sử dụng kính, do đó làm thế nào để lau sạch cửa kính là điều được nhiều người quan tâm. Để cho cửa nhựa mãi sáng đẹp và bóng loáng, khi lau rửa chúng ta phải chú ý những bước sau đây.

Với các loại cửa kính có kích thước lớn:

Bước 1. Lau cửa
Những cánh cửa lớn thường dễ lau rửa hơn vì được sử dụng những dụng cụ có kích thước lớn. Những chiếc đầu chổi lau bằng vải bọc trên những thanh ngang dài chỉ cần nhúng đẫm trong chậu nước rửa là có thể làm sạch cả cánh cửa mà không hề sợ bị xước kính hay ảnh hưởng đến khung cửa. Để cho nhanh sạch nên dùng lọai nước rửa càng ít có bọt càng tốt.

lau-cua-nhieu-o

Bước 2. Gạt sạch bọt
Dùng cần gạt (lọai dụng cụ có một lưỡi cao su thẳng gắn vào một giá đõ bằng nhựa hoặc kim lọai) để gạt nước cho sạch. Nếu bạn thuận tay phải nên bắt đầu từ phía bên trái. Kéo cần gạt theo hình vòng cung, cuối mỗi đường gạt lau lại lưỡi gạt bằng giẻ sạch lọai không có xơ. Các lọai vải xô hoặc khăn ăn bằng vải là vật liệu tốt nhất để làm việc này.
Sau khi gạt mà trên bề mặt kính vẫn còn những vết bẩn thì xử lý bằng lọai nước lau kính chuyên dụng.

gat-sach-bot-khi-lau-cua

Bước 3. Lau các góc cạnh
Các cạnh của cửa thường là nơi đọng nước cần được lau khô bằng vải mềm và sạch. Quan trọng nhất là chọn lọai vải không có chứa sợi tổng hợp để lau cho dễ sạch và tránh tạo ra hiện tượng tích điện trên bề mặt kính.

Loại cửa chia nhiều ô nhỏ

Bước 1. Cắt cần gạt nước cho vừa ô kính
Cắt những thanh gạt nước thành đọan ngắn hơn kích thước của ô cửa khỏang 1 cm. Thông thường các ô cửa kiểu này có kích thước giống hệt nhau nên chỉ cần cắt một thanh là đủ. Nếu kích thước các ô khác nhau thì cắt theo kích thước của ô bé nhất.

Bước 2. Lau rửa từng ô cửa
Dùng bọt biển trong trường hợp này là thích hợp nhất vì vật liệu này mềm, hút nước tốt và nhất là có thể chui vào các góa cạnh một cách dễ dàng.

lau-sach-cac-goc-canh-cua-cua-kinh

Bước 3. Gạt sạch bọt
Với các ô cửa thế này chỉ nên gạt từ trên xuống dưới rồi lau khô các cạnh bằng khăn mềm. Cũng nên lưu ý việc lau sạch thanh gạt sau mỗi lần gạt.

Hy vọng bạn đã có câu trả lời làm thế nào để lau sạch cửa kính một cách chi tiết. Thực hiện đúng những bước đơn giản trên, bạn đã có những cánh cửa kính sạch sẽ cho một mùa hè mát mẻ và trong lành hơn.