Skip to main content

Danh mục: Tư vấn cửa nhựa lõi thép

Tư vấn sử dụng, sửa chửa, bảo dưỡng cửa nhựa lõi thép và trang trí nội thất phù hợp với cửa nhựa lõi thép

Tạo không gian mở cho phòng khách – 3A WINDOW

Nếu như phòng khách trước đây thường thiết kế kín, gói gọn trong không gian bốn bức tường thì phòng khách hiện nay lại là không gian mở, thoáng đãng cùng các gam màu tươi sáng, trang trí độc đáo…

Phòng khách mở thường có diện tích rộng nên cũng thích hợp để kết hợp làm phòng sinh hoạt chung của cả gia đình. Căn phòng này có xu hướng mở rộng tầm nhìn và đón ánh sáng, khí trời từ môi trường bên ngoài như sân vườn, ban công, giếng trời, nơi có cây xanh và gió trời thoáng mát.

Ngoài cửa chính lớn mở ra khu vườn cây xanh hoàn toàn bằng kính, bạn cũng có thể mở thêm các ô cửa quanh tường khu vực áp mái giúp lấy sáng tốt nhất cho căn phòng. Nếu phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung không ở tầng trệt mà ở tầng trên, bạn có thể để toàn bộ 2-3 mảng tường bằng chất liệu kính.

Phòng khách thiết kế với khung cửa kính nhìn ra thiên nhiên

Nếu bạn có một căn nhà rộng, tùy theo nhu cầu, có thể thiết kế tới hai, ba phòng khách. Nhưng với diện tích khiêm tốn thì nên kết hợp phòng khách, phòng sinh hoạt chung thậm chí liên thông với không gian phòng ăn, đãi khách của gia đình.

Đặc biệt, phòng khách cũng có thể tận dụng làm nơi làm việc, đọc sách hay quầy bar. Nhu cầu về một phòng khách thực sự có thể thay đổi linh hoạt. Và trong không gian hạn chế thường không tạo vách ngăn cố định mà chỉ ước lệ để khi cần có thể nới rộng, phục vụ cho lễ tiệc tổ chức tại gia.

Nếu như phòng khách chỉ có chức năng đón tiếp, không cần bày biện nhiều đồ dùng nội thất, chỉ cần bộ sofa, tủ rượu… thì phòng sinh hoạt chung có xu hướng đa chức năng. Phòng sinh hoạt chung có thể kết hợp các phương tiện giải trí như TV, hệ thống loa, quầy bar, nơi trưng bày các đồ lưu niệm của gia đình …

Nội thất phòng khách không gian mở

Màu sắc cho đồ nội thất của phòng khách mở nên chọn màu tươi sáng, trẻ trung. Khi ánh sáng thiên nhiên tràn vào phòng, căn phòng sẽ trở nên rực rỡ, vui nhộn.

Nếu như phòng khách thường được đặt ở tầng trệt thì phòng khách kết hợp sinh hoạt chung thường gặp trong nhà phố là ở tầng hai, nơi có ban công rộng. Không gian này rất thích hợp để tiếp những người bạn thân thiết và là sự lựa chọn tốt nhất cho không khí thân mật của gia đình. Ngoài ra, nếu diện tích nhà không được rộng, bạn cũng có thể tham khảo cách mở rộng sảnh cầu thang thành một phòng lớn làm phòng sinh hoạt chung.

Phòng khách xu hướng hiện đại ưu tiên không gian sử dụng, nội thất và ngoại thất hòa lẫn vào nhau qua ô cửa lớn. Phòng khách thường liên thông với ăn và bếp, kèm theo một quầy bar mini. Khi thiết kế, cả chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế thường tìm tòi cho phòng khách những vị trí, diện tích để có thể tạo được những “view” đẹp nhất trong ngôi nhà.

Trang trí phòng thường dùng những đường nét khỏe khoắn, tự do, dùng nhiều mảng khối, đường nét rõ ràng, dứt khoát mang tính hình học. Màu sắc cho căn phòng thường có gam nhẹ nhàng, trong sáng, đôi khi sử dụng ghế bàn màu đỏ tạo điểm nhấn ấn tượng trên nền trắng xung quanh. Vật liệu được ưa dùng cho phòng khách này như bàn ghế, tủ thường làm từ kính, thép hoặc kết hợp giữa kính, thép và gỗ.

Một điều dễ nhận thấy là đi với phòng khách hiện đại là những thiết bị cũng rất hiện đại. Đó là những sản phẩm hình dáng hài hòa với căn phòng, có thương hiệu tiếng tăm và được chủ nhà và người thiết kế nội thất chọn lựa rất kỹ càng và tinh tế.

Theo Kientrucnhaxinh.vn

Góc thư giãn tuyệt vời với cửa nhựa uPVC lõi thép

Trong ngôi nhà, cửa sổ là một trong những nơi nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư của chủ nhân. Không mang trọng trách nặng nề như người vệ sỹ cửa chính, bảo vệ sự an toàn cho toàn bộ ngôi nhà, nhưng cửa sổ lại là nơi đón nắng, đón gió và là nơi có thể xây dựng góc thư giãn tuyệt vời dành cho chủ nhân của ngôi nhà. Toàn bộ góc thư giãn được thiết kế và xây dựng với cửa nhựa uPVC lõi thép.

Sau mỗi ngày làm việc và học tập căng thẳng, có được một góc nhỏ thoáng mát để ngắm cảnh, thư giãn như thế này quả thật là lý tưởng. Với khoảng kệ dài trải đệm, cùng những chiếc gối mềm mại khiến khung cửa sổ (cửa nhựa lõi thép) không đơn thuần chỉ là nơi đón ánh sáng cho ngôi nhà nữa mà còn là điểm nghỉ ngơi hoàn hảo cho chủ nhân.

mẫu cửa sổ nhựa lõi thép 3a window cho nhà đẹp

Nơi đọc sách thú vị
Phòng đọc sách cần phải ngăn nắp. Hãy vứt bỏ những thứ không cần thiết để phòng đọc thoáng mát và không làm rối mắt. Bạn cần dành thời gian để sắp đặt đồ dùng trong phòng theo những vị trí cố định để đảm bảo sự ngăn nắp, như thế sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho căn phòng vốn chất đầy những cuốn sách.

Bạn cũng có thể bố trí sofa hay ghế dài. Tuy nhiên, bạn cần giảm việc đọc nhiều ở tư thế nằm, tốt nhất là đọc sách ngồi bên bàn rộng có đèn riêng, cạnh cửa sổ – cửa nhựa uPVC lõi thép. Đồng thời, bạn cần bổ sung thêm cây xanh, tranh ảnh, tiểu cảnh trang trí tạo điểm nhấn xinh xắn cho căn phòng.

Tạo vẻ đẹp lãng mạn cho cửa sổ từ rèm cửa

Rèm cửa là một trong những yếu tố điều chỉnh ánh sáng và làm mềm không gian. Khéo léo lựa chọn những rèm cửa có màu sắc, họa tiết đẹp mắt cũng là cách giúp góc nhỏ bên khung cửa thêm đẹp hơn mỗi ngày.

Ngoài ra, với mỗi một vị trí và kích thước của cửa sổ, cửa nhựa upvc lõi thép bạn có thể thêm những ý tưởng thú vị và sáng tạo khác giúp từng góc nhỏ không gian nhà bạn đẹp một cách hoàn hảo.

Cửa nhựa uPVC lõi thép với thiết kế hiện đại không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho không gian thư giãn mà còn phát huy hết công năng sử dụng khi ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng và gió mát.

Để có một không gian thư giãn hiện đại và đẹp mắt như thê này,bạn chỉ cần nhấc máy lên và gọi 08 98 88 67 67, chúng tôi sẽ mang cả thế giới vào trong ngôi nhà cho bạn.

Phòng khách đẹp hơn với cửa nhựa uPVC cao cấp

Hiện nay, xu thế thiết kế và trang trí phòng khách sang trọng thanh lịch với những ý tưởng phóng khoáng tự do đang rất được ưa chuộng. Đặc biệt việc kết hợp với các loại cửa sổ như cửa nhựa lõi thép uPVC cao cấp, có tác dụng khác nhau, mang đến cho không gian phòng khách sự khoáng đạt mà vẫn ấm áp tuyệt vời.

Ánh sáng có thể thay đổi cảm giác trong phòng khách. Tạo ánh sáng phòng khách lộng lẫy khi khách của bạn đến nhà, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Phòng khách đẹp và sang trọn hơn nhờ hệ cửa nhựa uPVC cao cấp

Dù sựa lựa chọn của bạn về kết cấu, chiếu sáng, thành phần và quy hoạch không gian thế nào thì vẫn phải đảm bảo sự cân bằng gữa các yếu tố đặc biệt là cửa sổ. Kết cấu của ngôi nhà thường bao gồm cả gỗ, sơn mài, kính tất cả như trong một bữa tiệc buffet. Cửa nhựa cao cấp uPVC có thành phần đơn giản nhưng mang lại cấu trúc vững chắc cho ngôi nhà của bạn. Với kết cấu vững chắc, chịu lực tốt của các thanh profile cùng khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

Phòng khách đẹp hơn với cửa nhựa cao cấp uPVC

Thiết kế và trang trí phòng khách sang trọng thanh lịch với những ý tưởng phóng khoáng tự do. Nhìn những cảnh quan tuyệt đẹp với ánh sáng, cuộc sống hiện đại của phòng khách từ nhà thiết kế nổi tiếng. Đặc biệt việc kết hợp với các loại cửa sổ như cửa nhựa, cửa kính có tác dụng khác nhau trên phòng khách.

Nó có thể mang đến sự ấm ấp, khoáng đạt nhưng vẫn tinh tế và sang trọng. Và cửa sổ phải được hài hòa với các yếu tố thiết kế khác để đảm bảo rằng nó không chiến một không gian lớn quá mức.

Mẫu cửa nhựa uPVC cao cấp hiện đại 

Hàng hiên là một trong những không gian nhà có thể được sử dụng để quây quần với gia đình. Hàng hiên có thể được thiết kế là một nơi thoáng mát để uống trà hoặc trò chuyện với bạn bè và người thân. Nơi đây có không khí lưu thông tốt và việc trang trí nội thất cho nó thật không đơn giản để đảm bảo được ánh sáng thì mái của nó thường được thiết kế bằng kính.

Nhìn chung hệ cửa nhựa uPVC cao cấp, đã tỏa sáng và phát huy vai trò của mình, khi không những thể hiện tốt vai trò là người vệ sỹ trung thành của thời đại mà còn là một bức tranh nghệ thuật không thể thiếu trong mỗi không gian.

Sự tiện dụng của không gian bên cửa sổ – 3A WINDOW

Không gian bên cửa sổ có thể trở thành chỗ tuyệt vời nhất trong nhà bạn với nhiều tiện dụng đến không ngờ nếu bạn thử làm theo những cách sau đây.

Chỉ cần dành một không gian nho nhỏ bên ô cửa sổ vừa đủ cho một chỗ ngồi chắc chắn, thoải mái bạn sẽ dễ dàng có được một góc lãng mạn, đáng yêu cho ngôi nhà của mình.

Không gian hoàn hảo để nghỉ ngơi

Đặt thêm tấm đệm hoặc gối bên khung cửa sổ, bạn sẽ có một chỗ nghỉ ngơi tuyệt vời, tha hồ chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên cũng như tận hưởng không khí trong lành. Bao nhiêu mệt mỏi sẽ bay biến khi bạn ngả lưng thư thái bên ô cửa sổ thoáng mát, êm đềm.

Thêm không gian vui chơi cho phòng trẻ em

Thiết kế một chỗ ngồi vững chắc bên ô cửa sổ giống như một cái giường nhỏ sẽ giúp bé yêu của bạn có thêm không gian vui chơi, đọc sách và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bên ô cửa sổ rộng sẽ giúp bạn không phải lo lắng cho đôi mắt của bé. Điều duy nhất bạn cần lưu ý là cần tạo nên một khung cửa sổ với các thanh chắn vững chắc để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho con yêu của mình.

Tạo chỗ ngồi lịch sự cho phòng khách

Hãy làm mới không gian phòng khách nhà bạn với sofa ngay sát bên cửa sổ. Nhâm nhi một tách café và tận hưởng không gian tuyệt vời bên cửa sổ cùng bạn bè sẽ làm cho phòng khách nhà bạn trở nên độc đáo hơn nhiều.

Thêm một vị trí tập thể dục lý tưởng

Nếu bạn đang bận tâm vì không có một không gian để tập thể dục thì hãy tận dụng chỗ ngồi bên ô cửa sổ. Những bài tập nhẹ nhàng đơn giản như các động tác trong môn yoga sẽ hoàn toàn phù hợp với không gian bên ô cửa sổ. Vừa thoải mái thả lỏng, vừa hít thở không khí trong lành sẽ giúp bài tập của bạn hiệu quả hơn nhiều.

 Tận dụng làm nơi lưu trữ đồ

Đừng lãng phí một cm nào nếu như diện tích nhà bạn không được rộng cho lắm. Tận dụng không gian bên dưới chỗ ngồi làm nơi đựng đồ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều diện tích mà không ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà.

Góc đọc sách yên tĩnh cho cả gia đình

Chỗ ngồi bên cửa sổ với không gian yên tĩnh, trong lành sẽ giúp bạn và những người thân tha hồ khám phá thế giới chứa đầy hấp dẫn, lý thú của những cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó, nơi đọc sách lý tưởng này sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều những mệt mỏi, căng thẳng trước những vấn đề nghiên cứu phức tạp.

Ban công đẹp cho nhà phố – cửa nhựa lõi thép 3A WINDOW

Ban công là phần nhô ra ngoài tầng gác, có lan can và có cửa thông vào phòng. Không chỉ làm đẹp cho căn nhà, ban công còn tạo ra những khoảng không gian đầy hứng thú, là nơi thư giãn cho các thành viên trong gia đình.

Nếu như những kiểu nhà trước đây thường không chú ý đến ban công thì sự hiện diện của chiếc ban công trong những ngôi nhà cao tầng hiện đại ngày nay lại là điều không thể thiếu.

Nguyên tắc thiết kế ban công

Hình thức chung của ngôi nhà là yếu tố quyết định đến hình thức của ban công. Với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Châu Âu cổ thì ban công thường được điểm thêm những hoạ tiết trang trí với những gờ, phào, chỉ cầu kỳ. Lan can có thể bằng thép uốn tạo độ cong và sử dụng hoa sắt với nhiều chi tiết tỉ mỉ làm hoạc tiết trang trí.

Ban công nhà theo phong cách châu Âu

Với những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại, ban công được thiết kế đơn giản hơn với những cách phối màu thích hợp để tạo điểm nhấn cho ngoại thất công trình. Hình thức lan can có thể xây gạch đặc hoặc là những chấn song bằng thép hoặc inox; ngoài ra có thể sử dụng những vật liệu mới như kính hoặc gỗ cũng là một cách trang trí tạo nên một phong cách độc đáo cho ngôi nhà thêm sang trọng. Hoạ tiết cho ban công thường được gia chủ đặt thiết kế đồng bộ với các hoạ tiết của cửa sổ, cầu thang… giúp ngôi nhà trở nên thanh thoát và thêm phần duyên dáng.

Khi thiết kế ban công cho một ngôi nhà, vấn đề chiều cao và kết cấu an toàn, vững chắc luôn được đặt lên hàng đầu. Thông số tiêu chuẩn tham khảo về độ cao lan can là từ 1,1 m trở lên; khoảng cách giữa các thanh gióng của lan can cũng không được quá 10cm. Với những gia đình có con nhỏ, không nên sử dụng lan can là những chấn song nằm ngang, trẻ có thể leo trèo rất nguy hiểm.

Để có ban công đẹp, hợp phong thuỷ

Một chiếc ban công xinh xắn sẽ là điểm nhấn làm “tôn” thêm vẻ đẹp của ngôi nhà, bên cạnh đó ban công cũng có ảnh hưởng nhiều trong vật ký kiến trúc cho công trình như tác dụng che mưa, che nắng, chống ồn, thông gió và lấy ánh sang cho toàn bộ ngôi nhà. Việc bố trí ban công ở vị trí thích hợp sẽ mang lại những sự thay đổi nhất định cho môi trường sống trong nhà.

Ban công tốt nhất nên mở ở những góc có tầm nhìn tốt, không bị che chắn, bên cạnh đó cần phải xác định hướng của mặt trời, những điều kiện bên ngoài nhà…

Ban công xinh xắn điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn

Nếu như ban công nhìn ra phía trước có con đường đâm thẳng vào nhà, giống như cọp dữ phóng thẳng tới vồ, nên tránh mở ban công theo hướng này. Điều quan trọng hơn là ngoài đường xe cộ lưu thông nhiều, ồn ào, bụi bặm không ngừng đổ vào nhà từ phía ban công sẽ làm đảo lộn trường khí yên bình của ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của mọi người trong nhà.

Theo quan niệm Phong Thuỷ, ban công không nên đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà. Góc nhọn đâm thẳng vào ban công nhà với khoảng cách càng gần hoặc càng nhọn thì càng bất lợi cho vận khí của ngôi nhà.. Ngoài ra, ban công cũng không nên đối diện thẳng với cửa chính, nhà bếp và cửa phòng ăn.

Nếu ban công nhà bạn phạm phải một số điều kiêng kỵ trong phong thuỷ như trên mà không có cách cải sửa, bạn có thể dung rèm cửa, đặt bể cá cảnh hoặc trồng giàn hoa leo… như một chiếc bình phong để che chắn, hoá giải.

Trồng cây trên ban công giúp nâng cao vận khí

Trở về với thiên nhiên là xu thế giúp con người lấy lại cân bằng tuyệt với nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và ban công là khoảng không lý tưởng tạo sự hoà hợp, gần gũi giữa công trình với thiên nhiên; đồng thời là nơi nghỉ ngơi thư giãn cho các thành viên trong gia đình.

Có rất nhiều cách để tạo nên một không gian thiên nhiên cho ban công như: dùng cây xanh kết hợp với vật liệu ốp, dùng các tiểu cảnh nhỏ theo thể loại vườn khô, hay vườn khô kết hợp cùng tiểu cảnh nước, cây xanh nhỏ… Khi dùng cây xanh trang trí cho ban công, nên lưu ý chọn những loại cây rễ nông có thể trồng được trong chậu và chú ý đến hệ thống thoát nước.

Trồng cây trên ban công giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Đặc biệt, các loại cây cảnh trồng trên ban công ngoài mục đích trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà nên có thêm tác dụng sinh vượng về mặt phong thuỷ. Vì thế mà các loại cây chọn trồng trên ban công nên có hình dáng to, sức sống khoẻ, lá dầy và đặc biệt phải luôn xanh tốt. Một số cây điển hình có thể kể đến như: Cây vạn niên, cây kim tiền, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài, cây diêu tiền… Nếu ban công của gia đình có nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm, bạn hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như sương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, cây sống đời, sứ Thái, hoa chuối cảnh, hoa giấy…

Một điều mà các bạn cũng rất nên lưu tâm: Ban công không nên trồng nhiều loại cây cao thấp, dạng lá khác nhau lố nhố không đẹp. Chỉ nên trồng 1-2 loại, cắt tỉa gọn gang, không trồng cây có lá lớn, rậm rạp nơi ban công, sẽ làm che mất tầm nhìn và vẻ đẹp của ngôi nhà.

Cửa chính cho nhà biệt thự nên thiết kế thế nào?

Theo phong thủy, cửa chính ra vào là dấu hiệu ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài, là nơi tập trung hội tụ của sinh khí, là khuôn mặt của ngôi nhà. Cửa chính cho nhà biệt thự nên thiết kế thế nào cho hợp lý, bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Hàng ngày mọi người thường ra vào qua cửa đó cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phong thủy. Bởi vậy cửa ra vào của ngôi nhà đặc biệt là những ngôi biệt thự được lắp đặt như thế nào là một điều rất quan trọng.

Cửa chính ra vào là dấu hiệu ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài và là nơi tập trung hội tụ của sinh khí. Theo phong thủy truyền thống, người ta quan niệm bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được trấn giữ bởi 4 con vật được xem là tứ linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Khẩu quyết của phương hướng như sau: tiền Thanh Long, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ.

Cửa lớn (chính) của ngôi nhà thông thường có 4 cách chọn phương hướng để mở, đó là: mở cửa hướng Nam (cổng Chu tước), mở cửa bên trái (cổng Thanh Long), mở cửa bên phải (cổng Bạch Hổ), mở cửa hướng Bắc (cổng Huyền Vũ).

Trước cửa nhà có minh đường là đại cát, nếu trước cửa có bồn hoa, đất bằng phẳng, có bãi đỗ xe… thì cửa mở ở chính giữa là tốt nhất. Nếu trước mặt không có minh đường, xây cửa lệch về phía bên trái là hợp lý hơn cả vì bên trái là hướng của Thanh Long, một biểu tượng được coi là đem đến sự cát lành.

Phía bên phải là vị trí của Bạch Hổ, theo quan niệm hướng Bạch Hổ là vị trí hung, nếu xây cửa hướng này sẽ không đẹp. Nếu xây cửa ở hướng của Huyền Vũ (hướng Bắc) lại càng không tốt. Người xưa cho rằng đó là hướng của Quỷ môn (có nghĩa là “bại Bắc”). Do đó, khi thiết kế cửa chính cho biệt thự nhất định không được xây ở hướng này.

Nếu trước cửa có bồn hoa, đất bằng phẳng, có bãi đỗ xe… thì cửa mở ở chính giữa là tốt nhất. Tọa hướng của cổng chính được xác định bởi phương hướng mà cổng quay mặt ra. Khi đứng trong nhà, mặt quay ra cổng chính, vị trí mà chúng ta nhìn thấy được gọi là “hướng”, ngược lại với “hướng” gọi là “tọa”.

– Chấn trạch tọa hướng Đông, xây cửa theo hướng Đông

– Tốn trạch tọa hướng Đông Nam, xây cửa theo hướng Tây Bắc

– Ly trạch tọa hướng Nam, xây cửa theo hướng Bắc

– Khôn trạch tọa hướng Tây Nam, xây cửa theo hướng Đông Bắc

– Đoài trạch tọa hướng Tây, xây cửa theo hướng Đông

– Càn trạch tọa hướng Tây Bắc, xây cửa theo hướng Đông Nam

– Khảm trạch tọa hướng Bắc, xây cửa theo hướng Nam

– Cấn trạch tọa hướng Đông Bắc, xây cửa theo hướng Tây Nam.

Cửa chính cho nhà biệt thự nên thiết kế thế nào cho hợp lý, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời sau khi đọc hết bài viết này của chúng tôi. Mọi tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 08 98 88 67 67

                                                                                                                                                                                                                                   TheoLandtoday

Mở cửa nhà phố hợp phong thủy – 3A WINDOW

Không gian nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó nếu từ lúc bố trí ban đầu mà thiếu chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém. Việc phân bố hệ thống mở cửa nhà phố hợp phong thuỷ cần vận dụng theo nguyên lý âm dương, cát hung theo hướng và tránh trực xung

Hài hòa âm dương

Cửa đi ra ban công phòng ngủ mở phía cuối chân giường để giữ vùng khí tĩnh cho nơi ngủ. Nguyên lý âm dương thể hiện trong không gian sống tùy theo các quan hệ trong – ngoài, trên – dưới, trước – sau… của ngôi nhà. Ví dụ, cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao nắng gió ra – vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới thấp bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận.

Không nên mở cửa các tầng lầu giống hệt nhau

Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa. Những không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào người sử dụng. Vùng dương là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là tăng nhiều lối đi lại, khó bố trí nội thất.

Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an ninh. Có thể dùng những khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn đảm bảo cân bằng âm dương trong – ngoài.

Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy, không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao (thiên song) là phù hợp điều kiện với nhà ống phố thị hiện nay.

Phân bố cửa theo hướng cát hung

Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là cửa đó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên thì nên mở cửa hạn chế và dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm như ngôi nhà truyền thống cha ông ta đã làm khá hiệu quả.

Phân bố cửa còn cần chú ý tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giuờng. Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ.

mau-cua-nhua-loi-thep-dep-cho-nha-cap-4-6

Cửa trong nhà phải được bố trí theo phong thủy

Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng. Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng.

Cửa nhà vệ sinh cũng vậy, không nên mở thẳng vào miệng bếp vì thuỷ kỵ hoả và uế khí từ khu vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nấu nướng và ăn uống, hại cho sức khoẻ.

Ta đã biết các quan điểm về hướng trong nhà ở, nên ngoài việc mở cửa theo hướng hợp mệnh cung gia chủ, cách mở cửa đi cần để ý các hướng khí hậu, giao tiếp sao cho hài hoà cảnh quan và thuận tiện trong sử dụng.

Mở cửa tránh trực xung

Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau thì sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía trong khi vùng còn lại thuần âm) vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.

Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Hoặc nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).

Cổng ngoài và cửa chính nên bố trí lệch nhau

Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu.

Việc sử dụng mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái gắn lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người cho rằng để “phản khí” là điều cần xem xét lại, vì gương có thể gây ra phản quang chói mắt và mang nhiều tính đối chọi. Dùng cây xanh, tạo khoảng lùi hợp lý, có mái hiên che chắn… vẫn là các biện pháp hợp lý hơn cả để giảm trực xung đối môn.

Trong phong thuỷ nhà ở, miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là cửa chính, là cổng vào và cửa phòng (nói chung là hệ thống cửa đi).

Khi xây cất thì vị trí và kích thước cửa đi cũng được quan tâm nhiều hơn vì ảnh hưởng đến giao thông và sắp xếp nội thất.
Còn hệ thống các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo tầm nhìn, thông thoáng khi cửa đi phải đóng vì lý do an ninh, xử lý kiểu dáng mặt đứng và gia giảm các luồng khí trong nhà.

Nhà mở nhiều cửa có tốt chăng?

Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà. Tuy nhiên khoa học phong thuỷ vẫn luôn coi mỗi ngôi nhà – mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn) các cửa còn lại là cửa phụ.

Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn. Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn…) khi đó sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, đất đai nhà cửa vốn đa dạng, việc mở cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp và tùy trường hợp cụ thể để giải quyết.

Tuy nhiên luôn cần tuân theo một vài nguyên tắc cơ bản sau: “Đa môn tắc đa khẩu” tức là nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, làm cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây ra rối loạn trường khí, phức tạp trong kiểm soát an ninh.

Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu – cửa trước rộng cửa sau hẹp, để thu hút nguồn khí vào nhà.

Không nên mở quá nhiều cửa trong nhà

Khi gặp trường hợp nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và do kinh doanh phải mở hết các cửa, thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Đồng thời các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.

Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ. Có thể theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong. Hoặc có khoảng sân thì làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong sẽ mở được thường xuyên.Không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.
Mở cửa trên mặt tiền nhà phố tương ứng với công năng sử dụng bên trong và hướng khí hậu để có biện pháp che chắn.

Mở cửa nhà phố cho hợp phong thủy thì không thể bỏ qua những yếu tố chúng tôi vừa liệt kê trên đây, nếu có bất cứ thắc mắc nào quý bạn đọc vui lòng liên hệ hotline: 08 98 88 67 67

Mở cửa sổ hợp lý cho từng không gian – 3A WINDOW

Trong một căn nhà, cửa sổ có vị trí rất quan trọng. Đó không chỉ là nơi lấy sáng tự nhiên, thông gió, thoát nhiệt, thoát mùi, ẩm mốc, mà còn tạo tầm nhìn ra thiên nhiên, phá bỏ cảm giác chật chội cho những căn phòng nhỏ.

Đối với phòng ngủ, không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên đặt cửa sổ tại vị trí đón nắng hướng tây, sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe. Ngoài ra, để không gian thông thoáng, không nên mở cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, chuồng trại… Cũng cần tránh kê các đồ nội thất như TV, trang thiết bị máy móc gần cửa sổ, sẽ rất nhanh hỏng.

Phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên nhiều hoặc cửa quá to. Trẻ em thích leo trèo, nhìn ra ngoài cửa sổ có thể dễ bị ngã, bị thương… Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ. Ngoài ra, để tăng tính an toàn, tránh để trẻ bị giật mình vì cảnh vật bên ngoài, không nên đặt giường ngủ của trẻ sát cửa sổ.

Ngược lại, đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn.

Với phòng vệ sinh, quan niệm trước đây và ngày nay đã thay đổi. Trước đây, phòng vệ sinh luôn phải đặt ở nơi càng kín đáo càng tốt. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều thiết kế cửa sổ cho khu vệ sinh, chứ không đơn thuần chỉ là cửa thông gió. Cửa sổ phòng vệ sinh là cách để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc, thoát mùi và lấy sáng tự nhiên. Và quan trọng hơn là tạo được cảm giác thoái mái khi được ngắm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài tránh cảm giác bó hẹp. Trong thiết kế cửa sổ phòng vệ sinh, chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo tránh làm mất đi tính riêng tư.
Bạn cũng có thể mở cửa sổ tại các điểm nhìn ra biển, xa là đồi núi, nhìn ra khoảng sân vườn xanh tươi hoặc thung lũng, ruộng lúa… Vẽ tranh lên kính các ô cửa sổ cũng là một cách để bạn biến cửa sổ thành điểm nhấn có ý nghĩa cho căn phòng của bạn.
Nếu chẳng may cửa sổ nhà bạn quay ra hướng nắng gắt mà vẫn muốn mở cửa thì có thể trồng cây bóng mát hoặc giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt. Nên tạo các ô văng lớn hoặc chớp sắt để hạn chế ánh nắng xuyên vào phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kính phản quang và rèm cửa.

Cửa nhựa trong kiến trúc biệt thự hiện đại

Biệt thự hiện đại thường trang trí theo dáng dấp cách tân, đường nét khỏe khoắn, tự do. Biệt thự hiện đại dùng nhiều mảng, khối, đường nét rõ ràng mang tính hình học. Chính vì thế cửa nhựa trong kiến trúc biệt thự hiện đại được xem là một thiết kế thông minh, khoa học và hợp lý nhất ngày nay.

cua-nhua-loi-thep-trong-thiet-ke-biet-thu

Táo bạo trong thiết kế là một trong những điểm làm nên sự khác biệt cho kiến trúc những ngôi nhà biệt thự hiện đại. Vật liệu cũng được sử dụng mạnh dạn, táo bạo như cửa kính, mái kính, thép, mái nhẹ, gỗ ngoài trời, đá… sử dụng phối hợp với nhau tạo nên nét độc đáo cho mỗi công trình.

Biệt thự hiện đại thường ưu tiên không gian sử dụng. Kiến trúc sư khi thiết kế luôn chú ý để sao cho không gian nội thất và ngoại thất hòa lẫn với nhau bằng những ô cửa lớn, hiên rộng… Tư duy mới cũng xuất hiện trong thiết kế với những không gian lạ (lệch cốt, thông tầng, so le…) với xu hướng phục vụ tối đa cho sử dụng không gian. Hình thức bên ngoài biệt thự với những chi tiết trang trí đơn giản, cô đọng.

cua-nhua-loi-thep-trong-thiet-ke-biet-thu

Biệt thự hiện đại được thiết kế theo kiểu tạo hình nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng không gian của chủ nhà. Không gian nội thất và ngoại thất hòa lẫn với nhau bằng những ô cửa sổ lớn. Với tính năng ưu việt về cấu tạo cũng như yếu tố thẩm mỹ, cửa nhựa lõi thép trong kiến trúc biệt thự hiện đại (uPVC)  là lựa chọn hoàn hảo nhất cho những công trình hiện đại ngày nay. Các sản phẩm cửa nhựa lõi thép rất phong phú và đa dạng, phù hợp với nhiều loại nhà và sở thích của người dùng. Hội tụ đầy đủ các tiện ích trên, cửa nhựa lõi thép (uPVC) đang là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình ở các thành phố lớn mỗi khi xây nhà.

Mọi tư vấn quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 08 98 88 67 67

Mẫu cửa nhựa lõi thép cho các công trình cao tầng

Mẫu cửa nhựa lõi thép cho các công trình cao tầng, xưa nay luôn được quan tâm hàng đầu, bởi đây là loại hình kiến trúc phổ biến và đặc biệt hơn so với các loại hình kiến trúc nhà mặt đất. Các mẫu cửa cho nhà cao tầng khá đa dạng, tuy nhiên trong phạm vi bì viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu đến quý bạn đọc những mẫu cửa sổ phổ biến và chuyên dùng cho nhà cao tầng hiện nay tại Việt Nam.

Cửa sổ tại các nhà cao tầng thường phải chịu tác động mạnh bởi áp lực gió, trong khi đó, cửa sổ truyền thống mở theo hướng quay và hất ra ngoài cũng góp phần gây mất an toàn, đặc biệt khi gió bão xảy ra.

Tại các tòa nhà cao tầng nếu thiết kế cửa mở quay ra ngoài sẽ không đảm bảo an toàn cho công trình. Ở độ cao như vậy đòi hỏi cửa sổ cho nhà cao tầng phải có yêu cầu đặc biệt hơn, thiết kế cửa phải chịu được sức gió mạnh. Ngoài ra, ở các tòa nhà cao tầng luôn phải chịu tiếng ồn do tiếng gió rít và hiện tượng mưa tạt dễ bị thấm nước mưa, vì vậy các loại cửa này đòi hỏi phải có độ kín khít cao để chống hiện tượng rò rỉ nước mưa và tăng khả năng cách âm, cách nhiệt.
Trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, người ta không dùng cửa sổ mở quay ra ngoài cho nhà cao tầng, mà chủ yếu sử dụng cửa sổ mở quay lật vào trong và một số nước rất ít sử dụng cửa sổ mở hất ra ngoài.

Còn tại Việt Nam, do chưa có tiêu chuẩn về chiều mở cửa sổ, mặc dù các nhà thiết kế đã ý thức được việc hạn chế sử dụng kiểu mở quay và mở hất ra ngoài nhưng một số nhà cao tầng vẫn sử dụng các kiểu mở trên.

Cửa sổ nhựa lõi thép

Những kiểu mở này rất nguy hiểm vì khi cửa mở quay ra ngoài ở góc 180 độ , nếu gặp gió to hoặc mưa bão lớn cửa dễ bị va đập mạnh với tường; có những loại cửa có thanh hạn vị góc mở và chỉ mở 90 độ như cửa mở quay ra ngoài. Kiểu mở này hạn chế được sự va đập, tuy nhiên nó như một cánh buồm nếu gặp gió lốc sẽ rất nguy hiểm. Còn cửa sổ mở hất bị hạn chế về chế độ mở, chỉ mở được góc 45 độ và khi có gió lốc cũng không đảm bảo an toàn. Mặc dù cửa sổ sử dụng các loại kính an toàn để tránh rơi mảnh vỡ nhưng trong trường hợp cửa mở gặp gió to hay bão lốc có thể làm bay cả cánh cửa.
Để đảm bảo an toàn, hiện nay các nhà thiết kế thường sử dụng cửa nhựa lõi thép cho các công trình cao tầng. Mẫu cửa được sử dụng phổ biến tại các tòa nhà cao tầng hiện nay thường sử dụng cửa nhựa  làm cửa sổ mở trượt, cửa sổ mở quay vào trong và cửa sổ mở quay lật vào trong.
Cửa sổ mở trượt hay được dùng vì có giá thành rẻ bởi hệ phụ kiện đơn giản. Cửa có thể mở được 1/2 đến 2/3 diện tích cửa khi sử dụng, sử dụng các thanh ray để di chuyển cánh cửa, giúp cho người sử dụng có thể mở cửa nhẹ nhàng, không ảnh hưởng hay vướng mắc đến không gian bên ngoài cũng như bên trong.

cua-so-mo-truot

Cửa sổ mở trượt

Với cửa sổ mở quay vào trong thông thường có cấu tạo đơn giản thì không có khả năng cách âm, cách nhiệt, chỉ mở được một chiều và có cảm giác vướng đồ đạc. Còn cửa sổ mở quay vào trong – cửa nhựa lõi thép, có cấu tạo hiện đại với hệ phụ kiện và chốt đa điểm đảm bảo độ kín khít nên khả năng cách âm, cách nhiệt cao, tuy nhiên cửa cũng bị hạn chế về chiều mở và không định vị được cánh cửa tại một điểm.

cua-so-mo-quay-vao-trong

Cửa sổ mở quay vào trong

Cửa sổ mở quay lật vào trong có tính ưu việt hơn so với các loại cửa đã nói ở trên nhờ có cấu tạo với chốt đa điểm và hệ gioăng kép. Khi cửa đóng lại, hệ thống chốt đa điểm sẽ chốt lại ở tất cả các điểm, đồng thời ép chặt khuôn cửa và khung cánh với nhau tạo ra độ kín khít cao. Vì cửa không quay ra bên ngoài nên đảm bảo được yếu tố an toàn cho nhà cao tầng, ngay cả khi cửa mở gặp mưa bão mà chủ nhà không kịp đóng lại cửa.

cua-so-mo-quay-lat-vao-trong

Cửa sổ mở quay lật vào trong

Loại cửa này có thể mở theo 3 chế độ khác nhau: mở 180 độ hoặc 90 độ để thông phòng, mở thoáng khí 15 độ và mở thông hơi 1 – 2 độ. Cả 3 chế độ mở này đều có độ an toàn sử dụng cao, hạn chế tối đa sự tác động mạnh của sức gió. Ngoài ra, chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, đồng thời không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn… Đây là loại cửa hiện đại được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại các quốc gia châu Âu.

Các loại cửa sổ mở quay lật này có thể được làm từ uPVC hoặc nhôm. Sản phẩm từ uPVC thường có giá thành phải chăng hơn so với nhôm. Cửa từ nhôm đòi hỏi phải có cầu cách nhiệt để giảm sự truyền nhiệt, vì vật liệu nhôm đắt hơn cho nên giá của mỗi bộ cửa nhôm cao hơn cửa nhựa lõi thép rất nhiều.

Với những ưu điểm về chất lượng cũng như giá cả mà cửa nhựa lõi thép cho các công trình cao tầng đang trở thành xu hướng thiết kế và lựa chọn của nhiều chủ đầu tư tại Việt Nam. Không chỉ bèn đẹp, tiện lợi mà quan trọng hơn hết các mẫu cửa sổ cửa nhựa lõi thép này được thiết kế chuyên dùng cho các công trình cao tầng để đồng thời cũng lúc có thể sử dụng 2 chức năng là đón gió và chắn gió mưa, đạp cánh cửa.

Mọi tư vấn thiết kế, sản xuất và lắp đặt mẫu cửa nhựa lõi thép cho các công trình cao tầng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 08 98 88 67 67

Khúc biến tấu với cửa nhựa uPVC vân gỗ – 3A WINDOW

Chỉ cần thay đổi một vài chi tiết, không gian trên cùng của ngôi nhà sẽ biến thành một nơi có nhiều trải nghiệm thú vị cho chủ nhân. Hãy cùng cửa nhựa lõi thép chúng tôi xem khúc hòa tấu của cửa nhựa upvc vân gỗ với ngôi nhà thân yêu của chúng ta nhé.

Tầng áp mái thay vì chỉ là một nhà kho chứa vật dụng gia đình được biến chuyển thành một nơi thư giãn với những khung cửa nhựa lõi thép cách nhiệt mang lại ánh sáng ấm áp cho không gian bên trong. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn khi thiết kế không gian này :

Không gian tầng áp mái được thông thoáng nhờ vào 3 chiếc cửa sổ xoay “GGL Integra U08” (134 x 140 cm). Phần khung gỗ bên trong được sơn màu trắng nhẹ nhàng.

Cửa sổ gồm nhiều khung ghép lại với nhau đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng và nhiệt lượng cho căn phòng. Các cửa sổ bên trên được bố trí theo một góc khoảng 45 độ cho chủ nhân một góc nhìn bao quát xung quanh.

Nóc nhà và cửa sổ được phủ một lớp cách nhiệt điều khiển từ xa, Hệ thống cảm biến có thể đóng cửa tự động khi có mưa, tự điều chỉnh lưu lượng không khí. Có thể dùng hệ thống quay tay khi mất điện. Các tấm đá cách nhiệt ghép dày đặt được đặt lên gác mái để cách nhiệt, giúp bên trong căn phòng có một bầu không khí dễ chịu.

Tầng áp mái được bọc một lớp vật liệu cách nhiệt siêu mỏng liên kết hài hòa với các cửa sổ. Cách đơn giản để cung cấp ánh sáng cho tần áp mái bằng những tấm ngói bằng kính tự làm sạch theo dạng cửa sổ mini có khung thép bao quanh.

Ban công dưới mái nhà với những cửa sổ gác mái từ vật liệu cách nhiệt, kèm theo là một màng lọc không khí.

Mái hiên nhà được sáng tạo thành một ban công mở với các cửa sổ kính bên trên. Phần cửa bên trên chịu trách nhiệm chiếu sáng cho không gian bên dưới và phần dưới đất không có tường ngăn được mở thẳng ra với không gian mặt trước tạo thành nơi thư giãn cho cả gia đình.

Cửa nhựa upvc vân gỗ đã giúp ngôi nhà trở nên hiện đại và khá đẹp mắt. Khác xa những mẫu cửa truyền thống thường thấy. Màu sắc hiện đại với màu vân gỗ pha chút truyền thống giúp cho mẫu cửa trở nên thu hút hơn. Hotline: 08 98 88 67 67

Không gian mở cho ngôi nhà của bạn – 3A WINDOW

Không chỉ là nơi lấy ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoát nhiệt, thoát mùi và ẩm mốc, cửa sổ còn là nơi tạo tầm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài, phá bỏ cảm giác chật chội trong căn phòng nhỏ.

Trong phòng khách, bạn nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì phòng khách là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình cần nhiều ánh sáng và không gian, chính vì vậy càng nhiều cửa sổ thì tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái.

Hai chiếc cửa số xinh xắn, vừa phải hai bên thêm những ô cửa kính bố trí thông minh phía trên giúp căn phòng có nhiều ánh sáng. Chiếc cửa sổ được đặt thêm bình hoa giúp căn phòng có thêm không khí tươi vui từ thiên nhiên.

Cửa sổ nên mở rộng ra ngoài sẽ đón được nhiều không khí, ánh sáng. Bên cạnh đó, nên chọn những không gian bên ngoài thông thoáng để thiết kế cửa sổ. Hoặc nếu thiết kế cửa sổ trước, bạn cũng nên dọn dẹp xung quanh để tầm nhìn từ trong ra ngoài không bị vật cản trở. Với kích cỡ của cửa sổ, nên thiết kế cửa có kích cỡ phù hợp với căn phòng, ví dụ phòng rộng có tường rộng thì nên thiết kế cửa sổ to và ngược lại.

Bạn có thể trang trí cho chiếc cửa số tầm rèm sang màu, vui mắt làm điểm nhấn cho các đồ nội thất. Nếu không muốn mở cửa sổ cả ngày nhưng cần sự thông thoáng, bạn có thể thiết kế cửa sổ dạng mở phần trên. Những tấm rèm là vật dụng không thể thiếu cho mỗi chiếc cửa sổ. Bạn nên chọn rèm cửa vừa kích cỡ, có tác dụng cản sáng tốt và màu sắc hợp với căn phòng.