Skip to main content

Danh mục: Nhà Đẹp

Phong thủy cửa chính và cửa hậu giúp chiêu tài kích lộc

Nhiều gia đình khi thiết kế nhà ở thường mắc lỗi về phong thủy cửa chính và cửa hậu trong nhà, gây tới những hậu quả không tốt. Cửa chính không chỉ là cửa ra vào mà là một phần nói lên bộ mặt của một ngôi nhà, quyết định tới vận mệnh của gia chủ, vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này để tránh phạm phải điều tối kỵ gây hao tài tốn của. Mời bạn cùng đón đọc bài viết hôm nay của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Ý nghĩa của cửa chính và cửa hậu

Một ngôi nhà tốt về phong thủy là khi đón được nhiều sinh khí. Với cấu trúc nhà có cửa chính và cửa hậu, cửa chính sẽ là nơi đón khí còn cửa hậu là nơi khí thoát bớt ra ngoài khiến cho nguồn năng lượng lưu thông thường xuyên.

Trong nhiều trường hợp khi cửa chính không hợp, việc mở thêm cửa hậu hợp hướng sẽ là một giải pháp phong thủy hiệu quả. Không những vậy, cửa hậu còn là cửa thoát hiểm dễ dàng cho bạn. Chẳng hạn khi có các sự cố hỏa hoạn, cướp bóc, trấn lột. Tuy nhiên, tránh thiết kế cửa chính và cửa hậu thẳng hàng vì có thể sẽ gây thất thoát đi dòng năng lượng tốt.

Ý nghĩa của cửa chính và cửa hậu
Ý nghĩa của cửa chính và cửa hậu

>> Xem thêm: Quy tắc phong thủy cửa chính bất kỳ ngôi nhà nào cũng phải tuân thủ

Phong thủy cửa chính và cửa hậu

Cửa chính và cửa hậu đối diện nhau

Trong phong thủy, cửa chính và cửa hậu được đặt thông nhau được xem là đại kỵ. Bởi cửa chính là nơi đón tài lộc vào nhà, nếu đặt đối diện với cửa hậu thì vận khí sẽ theo cửa hậu đi ra không giữ lại được gì.

Vận khí vừa vào trong nhà đã vội đi luôn, không phân bổ đến các không gian trong nhà sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tài lộc, may mắn, sức khỏe của gia chủ. Điều này sẽ khiến cho gia chủ thường bị thất thoát kinh tế, tiền tài không vượng, tài lộc không thể nắm giữ.

Chính vì thế, để có thể thu và giữ lại được vượng khí trong ngôi nhà, cân bằng dòng chảy năng lượng, chúng ta không nên thiết kế 2 cửa này đối diện nhau.

Phong thủy cửa chính và cửa hậu
Trong phong thủy, cửa chính và cửa hậu được đặt thông nhau được xem là đại kỵ

Cách hóa giải

Nếu gia đình bạn không may thiết kế cửa chính và cửa hậu đối nhau, bạn nên có những giải pháp sau để tránh những hậu quả không tốt cho bạn cũng như mọi người trong nhà:

+ Treo xâu tiền ngũ đế ở cửa hậu.

+ Treo quả cầu treo tán khí ở giữa cửa sau để giữ sinh khí lại trong nhà.

+ Đặt chậu cây cao để ngăn tài khí không bị trôi ra ngoài.

+ Bạn cũng có thể thiết kế rèm cửa để chắn giữa 2 cửa, ngăn khí đi theo đường thẳng và bị thoát ra khỏi nhà.

Lưu ý:

Cần được Khai quang đầy đủ và đúng cách, nên xem ngày giờ trước khi làm cửa.

Cần chọn đúng vị trí và hướng tốt nhất để mang lại phong thủy tốt.

Phong thủy cửa chính và cửa hậu
Cách hóa giải

Kích thước phong thủy cửa chính nhỏ hơn cửa phụ

Theo phong thủy, kích thước cửa chính phải nên xây lớn hơn so với các cửa phụ, cửa ngách hay cửa hậu. Vì kích thước cửa chính là bộ phận quan trọng, là nơi đón luồng khí chính vào trong nhà. Nếu cửa chính bé hơn các cửa khác, thì khí vào nhà sẽ dễ bị thất thoát gây ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ và người trong nhà.

Nếu thiết kế cửa chính phòng ngủ nhỏ hơn cửa phụ thì sẽ làm ảnh hưởng đến đường con cái, nếu như có con thì cũng khó dạy bảo hoặc gây tới mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình.

Nếu cửa phòng khách, phòng bếp hoặc phòng làm việc có cửa chính nhỏ hơn cửa phụ thì sẽ khiến cho đường công danh, sự nghiệp của bạn bị tụt lùi, thất bại hay tiền tài trong gia đình sẽ nhanh bị thất thoát.

Trong một ngôi nhà nếu có cửa ngách hoặc cửa hậu lớn hơn cửa chính thì sẽ không những làm ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà, mà mặt khác khi các cửa phụ thường xây ở chỗ khuất trong ngôi nhà thì dễ tạo điều kiện cho kẻ gian xâm nhập, mất an toàn cho gia đình.

Kích thước phong thủy cửa chính nhỏ hơn cửa phụ
Nếu cửa phòng khách, phòng bếp hoặc phòng làm việc có cửa chính nhỏ hơn cửa phụ thì sẽ khiến cho đường công danh, sự nghiệp của bạn bị tụt lùi

Nếu cửa hậu được làm ở hướng Bắc mà thiết kế quá rộng, sẽ khiến cho ngôi nhà bị lạnh về mùa đông hay cửa ngách ở hướng Đông hoặc Tây sẽ làm ngôi nhà bị nóng về mùa hè. Vì hướng Đông là hướng mặt trời mọc và hướng Tây là hướng mặt trời lặn.

Nếu như thiết kế cửa chính trong nhà bé hơn các cửa phụ sẽ khiến gia đình bạn mất đi nguồn tài lộc, may mắn và còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người trong nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà ở, bạn nên làm cửa ngách, cửa phòng, cửa hậu nhỏ hơn cửa chính và tuyệt đối không để các cửa này đối diện hay thẳng hàng nhau.

Cách hóa giải

Theo phong thủy, nếu cửa chính và cửa hậu thông nhau hoặc cửa chính nhỏ hơn các cửa phụ trong nhà sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt đến gia chủ cũng như cả nhà. Nếu không may thiết kế 2 cửa thông nhau hoặc cửa chính bé hơn thì dưới đây là một số cách giúp bạn hóa giải:

+ Sử dụng cây cảnh to hoặc thiết kế tấm chắn 2 cửa thông nhau để tránh luồng khí thất thoát từ cửa này sang cửa kia.

+ Treo quả cầu thủy tinh ở giữa 2 cửa, hoặc treo tượng đầu rồng, tượng Tam đa để chắn cửa phụ.

+ Trồng cây trước cửa phụ để ngăn vượng khí thoát ra ngoài.

+ Trồng 1 số cây thực vật phong thủy như: Mộc lan, lài, tre, trúc để ngăn vượng khí thoát ra ngoài.

Cách hóa giải
Trồng 1 số cây thực vật phong thủy

Để đảm bảo cho ngôi nhà vừa đẹp về thẩm mỹ lại vừa hợp phong thủy, khi thiết kế các bạn cần xem xét kỹ lưỡng về phần cửa, vì phong thủy cửa chính là một yếu tố quan trọng quyết định vận mệnh trong gia đình bạn. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng cho việc xây dựng nhà ở của gia đình mình một cách hoàn hảo nhất. Mọi thắc mắc xin để lại thông tin liên lạc tại đây để nhận tư vấn chi tiết.

Những yếu tố ảnh hưởng đến báo giá rèm cửa sổ phòng ngủ

Đối với nhiều người, rèm cửa sổ phòng ngủ là một món phụ kiện không thể thiếu. Không những tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng, rèm cửa sổ còn mang nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu chính là giá rèm cửa sổ phòng ngủ. Vậy giá cả phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mời bạn cùng chúng tôi đón đọc bài viết hôm nay để cập nhật thông tin chi tiết.

Chủng loại và chất liệu rèm ảnh hưởng tới giá rèm cửa sổ phòng ngủ

Một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến bảng giá rèm cửa sổ là chủng loại rèm, chất liệu và xuất xứ. Chẳng hạn như rèm cửa sổ, rèm che nắng và cửa chớp có thể được làm từ nhựa, vinyl, kim loại, gỗ cứng, gỗ giả, tre, và thậm chí cả vải. 

Gỗ tự nhiên là một trong những vật liệu đắt nhất trong khi nhựa vinyl là một trong những vật liệu rẻ hơn. Với rèm cửa làm từ chất liệu vải polyester có thể có giá thành rẻ hơn so với những bộ rèm vải làm từ vải lụa, lanh.

Chủng loại và chất liệu rèm ảnh hưởng tới giá rèm cửa sổ phòng ngủ
Gỗ tự nhiên là một trong những vật liệu đắt nhất trong khi nhựa vinyl là một trong những vật liệu rẻ hơn

>> Xem thêm: 101+ mẫu rèm cửa sổ đẹp trang trí không gian nội thất <<

Xuất xứ của rèm cửa

Giá thành của các mẫu rèm cửa không chỉ liên quan đến vật liệu, chủng loại. Bảng giá rèm cũng bị ảnh hưởng bởi NTK và sản xuất ra chúng. Một bộ rèm theo yêu cầu làm từ gỗ tự nhiên, đặc biệt thân thiện với môi trường và được chế tạo thủ công bởi NTK hàng đầu sẽ khiến sản phẩm có giá thành cao hơn nhiều so với một bộ rèm vinyl sản xuất hàng loạt. 

Khác biệt về giá rèm có thể lên đến hàng trăm, hàng triệu đồng. Vậy có xứng đáng để bạn đầu tư hay không phụ thuộc vào cách bạn định sử dụng, mức độ dễ dàng hay khó khăn của việc lắp rèm cửa sổ.

Xuất xứ của rèm cửa
Ngoài ra, xuất xứ của sản phẩm cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giá rèm

Ngoài ra, xuất xứ của sản phẩm cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giá rèm. Với những bộ rèm có xuất xứ từ Trung Quốc bao giờ cũng có giá thành rẻ hơn so với những bộ rèm có xuất xứ từ các nước Châu Âu hay rèm cao cấp Hàn Quốc.

Công dụng tác động đến giá rèm cửa sổ phòng ngủ

Rèm cửa là món phụ kiện trang trí nội thất giúp làm đẹp không gian hiệu quả. Các loại rèm cửa rất đa dạng, được làm từ nhiều loại vải với nhiều màu sắc khác nhau. Do vậy, ngoài tính năng cản sáng, rèm cửa cũng giúp người dùng điều chỉnh độ sáng cho căn phòng.

Đi kèm với việc cản sáng, người dùng cũng dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ căn phòng hơn. Chúng rất hiệu quả bởi giúp tránh sự oi bức vào những ngày hè nóng nực.

Bên cạnh đó, ngăn chặn bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chọn mua rèm cửa sổ. Không những vậy, chúng còn giúp cách ly tiếng ồn hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu khi ngôi nhà thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn và tiếng ồn xe cộ.

Công dụng tác động đến giá rèm cửa sổ phòng ngủ
Bên cạnh đó, ngăn chặn bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chọn mua rèm cửa sổ

Mỗi loại rèm cửa, càng nhiều công dụng thì sẽ có giá thành càng cao. Công dụng phản ánh chất lượng sản phẩm. Do vậy, chất lượng sản phẩm càng cao thì giá thành sẽ càng đắt.

Chất lượng sản phẩm

Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến giá rèm cửa sổ phòng ngủ. Các chất liệu chất lượng cao với nhiều tính năng tốt chắc chắn sẽ có giá cả cao hơn.

Chúng ta thường bắt gặp rèm cửa được làm từ các chất liệu như: Nhung, lụa, cotton,… Các chất liệu cao cấp nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới cũng có chi phí đắt hơn. Người tiêu dùng thường quen thuộc với các loại rèm có xuất xứ Đài Loan, Hàn Quốc và Úc.

Mọi loại rèm đều có thể được sử dụng để làm rèm cửa sổ như: rèm vải, rèm cuốn,… Những chất liệu khác nhau thể hiện những công dụng khác nhau. Từ đó mức giá của chúng sẽ khác nhau, tuy nhiên, rèm cuốn và sáo nhôm là rẻ nhất.

Chất lượng sản phẩm
Các chất liệu cao cấp nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới cũng có chi phí đắt hơn

Các lợi ích đề cập ở trên đó là nâng cao thẩm mỹ, cản sáng, cách nhiệt và cản bụi. Một điều có thể gây bất ngờ với nhiều người, chính là tiết kiệm năng lượng. Tính cản sáng và điều chỉnh nhiệt cũng giúp bạn tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Sức khỏe gia đình cũng được đảm bảo hơn. Công dụng sẽ nâng cao giá thành sản phẩm và ngược lại.

Ngoài chất liệu, quá trình gia công cũng tạo nên chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm với đường may cẩn thận, tỉ mỉ cũng sẽ có giá thành cao hơn.

Bài viết đã phân tích chi tiết các yếu tố hình thành nên giá rèm cửa sổ phòng ngủ. Mọi thắc mắc Quý khách xin vui lòng để lại thông tin liên hệ tại đây để nhận tư vấn chính xác. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

[Cập nhật] Kích thước cửa cổng 2 cánh chuẩn xác nhất hiện nay

Khi xây dựng cổng sắt 2 cánh, yếu tố phong thủy được quan tâm hàng đầu. Từ việc chọn hướng nào, kích thước cổng ra sao, sơn màu gì, kiêng kỵ điều gì đều phải được lựa chọn thật kỹ càng bởi vấn đề này liên quan mật thiết đến sức khỏe và tài vận của gia chủ. Vậy kích thước cửa cổng 2 cánh như thế nào là chuẩn xác? Mời bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay để biết thêm chi tiết.

Ý nghĩa phong thủy của cửa cổng 2 cánh

Cổng nhà là nơi dẫn lối những mọi điều đến với căn nhà của bạn. Đồng thời đây cũng là bức tường ngăn cách những điểm xấu, điều không may xảy đến với gia chủ. Chính vì thế khi xây dựng cửa cổng, gia chủ cực kỳ chú trọng đến vấn đề về kích thước cửa cổng 2 cánh.

Ý nghĩa phong thủy của cửa cổng 2 cánh
Cổng nhà là nơi dẫn lối những mọi điều đến với căn nhà của bạn

Nếu yếu tố này thuận theo phong thủy, ngôi nhà sẽ đón nhận những luồng khí tốt, năng lượng tốt mang lại sức khỏe, tài lộc, may mắn và thành công đến với mọi thành viên trong gia đình. Ngược lại, nếu lựa chọn không phù hợp với phong thủy, cổng sẽ là nơi tiếp nhận điều xấu đến với gia đình.

>> Xem thêm: Kích thước cửa chính hiện nay được tính như thế nào? <<

Tư vấn cách chọn kích thước cửa cổng 2 cánh

Kích thước cổng sắt 2 cánh lệch nhau

Cổng sắt 2 cánh lệch nhàu là kiều cổng gồm 2 cánh làm từ sắt, kích thước 2 cánh không bằng nhau. Thiết kế này sáng tạo, độc đáo, tuy nhiên mẫu cổng này ít được sử dụng vì quan niệm truyền thống không luôn hướng đến sự hoàn hảo, cân bằng.

Lựa chọn kích thước cổng sắt 2 cánh lệch nhau là điều cần thiết để không phạm phong thủy, tránh tai họa. Với kiểu cổng sắt 2 cánh lệch nhau, bạn có thể tham khảo kích thước theo bảng dưới đây:

Độ dày khuôn cửaChiều rộng cổngChiều cao cổng
4,5cm109cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 118cm 212cm + 4,5cm bên trên = 216,5 cm
6cmCó 2 kích thước lựa chọn:
Kiểu 1: 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 121cm
Kiểu 2: 126cm + 6cm bên trên = 138cm
212cm + 6cm bên trên = 218cm
Bảng kích thước cổng 2 cánh lệch nhau

Kích thước cửa cổng sắt 2 cánh cân bằng

Kiểu cổng sắt 2 cánh bằng nhau được sử dụng phổ biến hơn, phần lớn mọi người sẽ chọn thiết kế cổng như vậy.

Kích thước cửa cổng sắt 2 cánh cân bằng
Cổng 2 cánh cân bằng

Bạn có thể tham khảo kích thước dưới đây:

Độ dày khuôn cửaChiều rộng cổngChiều cao cổng
4,5cmCó 4 kích thước lựa chọn:
Kiểu 1: 109cm + 4,5cm bên trái + 4.5cm bên phải = 118cm
Kiểu 2: 126cm + 4.5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 138cm
Kiểu 3: 153cm + 4.5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 162cm
Kiểu 4: 176cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 185cm
212 cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm
6cmCó 4 kích thước lựa chọn:
Kiểu 1: 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 121cm
Kiểu 2: 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 138cm
Kiểu 3: 153cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 165cm
Kiểu 4: 176cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 188cm
212cm + 6cm bên trên = 218cm
Bảng kích thước cổng 2 cánh cân bằng

Lưu ý khi lựa chọn kích thước cửa cổng 2 cánh

Nếu gia chủ muốn lựa chọn được kích thước phù hợp nhất, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

+ Chiều rộng và chiều cao cổng phải cân đối với kích thước nhà chính, không được quá lớn hay quá nhỏ. Nếu quá lớn, luồng khí lưu thông bị phân tán, dễ thất thoát năng lượng tốt. Nếu quá nhỏ lại không đủ không gian cho luồng khí lưu động.

+ Không xây cổng theo lối “kín cổng cao tường”, cần để ô trống để không khí lưu chuyển qua lại, không bị tù hãm. Cùng với đó, không để cây cối trước cổng mọc um tùm, che kín cổng.

Lưu ý khi lựa chọn cổng
Chiều rộng và chiều cao cổng phải cân đối với kích thước nhà chính, không được quá lớn hay quá nhỏ

+ Kích thước lối dẫn vào cổng không được quá hẹp vì như thế luồng khí dẫn vào cổng ít hơn, không đủ tạo cảm giác tù túng, khó chịu.

+ Nếu xây cổng trên triền dốc, nên xây bậc tam cấp từ cổng dẫn xuống sân, độ cao nền sân thấp hơn độ cao mặt sàn nhà. 

+ Chọn kích thước cổng theo thước Lỗ Ban. Theo đó, chiều rộng và chiều cao phải theo quy luật âm dương, tức số lẻ là dương, sốt chẵn là âm.

+ Tùy thuộc vào hướng nhà, nếu sao xấu chiếu, nên xây cổng nhỏ lại. Nếu sao tốt chiếu, nên xây cổng lớn hơn.

Trên đây là kích thước cửa cổng 2 cánh chuẩn xác cùng một số lưu ý khi lựa chọn kích thước cổng 2 cánh. Hy vọng thông tin này đã giúp bạn hiểu tường tận về vấn đề. Mọi thắc mắc xin vui lòng để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ và hỗ trợ bạn tận tình.

Kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là chuẩn?

Cổng nhà không chỉ giúp bảo vệ và tăng thêm thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn liên quan mật thiết tới những yếu tố phong thủy. Do đó, việc chọn kiểu dáng cho cửa cũng chỉ là một phần, hơn thế nữa thiết kế cửa cũng cần chú trọng tới kích thước phong thủy. Trong bài viết này, cửa nhựa lõi thép xin gửi tới bạn đọc bài viết: Kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là chuẩn?

Chiều rộng cổng bao nhiêu là tốt?

Theo quan niệm ông cha ta ngày xưa thường cho rằng “nhà cao cửa rộng” sẽ thuận lợi hơn cho việc làm ăn, gia đình êm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, tới bây giờ thì quan niệm này không hẳn là chính xác hoàn toàn. Và việc thiết kế chiều rộng cửa cổng cũng cần xem xét về nhiều yếu tố như: diện tích mặt tiền ngôi nhà và kích thước của lỗ ban. Trong đó, ta thường sử dụng lỗ ban làm căn cứ chính để xác định kích thước cho cổng nhà.

Kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là chuẩn?
Kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là chuẩn?

Cân đối chiều rộng cổng nhà dựa vào diện tích mặt tiền

Mặt tiền chính là không gian đằng trước của ngôi nhà. Nếu ngôi nhà có mặt tiền thoáng rộng thì nên thiết kế cửa chính có chiều rộng lớn tiện cho việc đi lại. Ngược lại, với những nơi mà mặt tiền bé và hẹp hơn hoặc trường hợp mà nhà không có mặt tiền thì không nên chọn thiết kế kích thước cửa cổng lớn, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới phong thủy của cổng nhà và thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.

> Tư vấn chọn kích thước cổng nhà tại đây <

Chiều rộng cổng tính theo thước lỗ ban

Trong phong thủy, thước lỗ ban là dụng cụ chuyên dụng dùng để đo đạc và tính toán thông số nhà cửa. Trên thước có ghi sẵn cung mệnh cùng vạch số chia khoảng cách địa lý nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phân biệt các vị trí tốt – xấu trong phong thủy. Trên thực tế, đối với riêng căn nhà cấp bốn, biệt thự hay nhà mặt phố thì chiều rộng cổng nhà sẽ có kích thước phổ biến từ 2m trở lên.

Chiều cao cổng nhà theo chuẩn phong thủy

Bên cạnh kích thước chiều rộng thì câu hỏi chọn chiều cao cửa cổng bao nhiêu là đẹp cũng đang là một vướng mắc lớn. Có nhiều người sẽ nghĩ việc thiết kế chiều cao cho cổng nhà thì nên đơn giản, chủ động theo ý thích bản thân. Tuy nhiên luồng ý kiến này chỉ đúng khi bạn chưa hiểu rõ về cách xác định chiều cao cổng nhà theo chuẩn phong thủy. Điều đầu tiên, trước khi tính kích thước chiều cao cổng nhà là cân nhắc sao cho tương xứng với chiều rộng của cổng. Không thể chọn thiết kế theo dạng cửa cổng hẹp nhưng chiều cao vượt lên quá mức hay lấy chiều cao bù chiều rộng.

Kích thước cửa nhà bao nhiêu là chuẩn
Kích thước cửa nhà bao nhiêu là chuẩn – 001

Bên cạnh đó, yếu tố về nội thất và mặt tiền cũng ảnh hưởng khá là nhiều tới chiều cao của cổng. Nếu bạn dùng cổng chính có thiết kế mái che thì chiều cao của cánh cổng cần phải tính toán sao cho thấp hơn khoảng 40-50cm so với nền mái che. Nhằm mục đích giúp tổng thể không gian trong nhà thông thoáng và hút vượng khí nhiều hơn. Ngược lại nếu cổng nhà bạn không có mái che bên trên thì nên thiết kế chiều cao cổng lớn hơn so với chiều rộng cổng.ư

xem thêm: CÁCH CHỌN KÍCH THƯỚC CỦA CỬA PHONG THỦY

Kích thước cổng nhà 1 cánh

kích thước cổng theo phong thủy - cửa nhà 1 cánh
kích thước cổng theo phong thủy – cửa nhà 1 cánh

Thường ở những ngôi nhà trong các đô thị hay thành phố lớn thì việc sử dụng cổng 1 cánh nhằm tạo thêm cảnh quan bắt mắt cho không gian xung quanh, nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định quy hoạch đô thị của chính quyền đề ra. Các kiến trúc sư và các chuyên gia phong thủy khuyến cáo là: gia chủ nên chọn kích thước cổng nhà 1 cánh theo kích thước lỗ ban cho cửa cổng chuẩn phong thủy là 81cm x 212cm, tức là:

  • Chiều rộng của cổng 81cm (0,81m) thì khoảng xê dịch cho phép chỉ từ 80.5 – 81.8cm.
  • Chiều cao của cổng là 212cm (2.12m) thì khoảng xê dịch tương ứng sẽ không được vượt quá ngưỡng 210.8 – 214.2cm.

Với trường hợp khuôn cổng dày 4.5cm thì kích thước của cổng nhà theo lỗ ban chính xác là:

  • Chiều rộng cổng = 81cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng bằng 90cm.
  • Chiều cao cổng = 212cm + 4.5cm bên trên, tổng chiều cao cổng là 216.5cm.

Đối với khuôn cửa dày khoảng 6cm, khi xác định chiều cao của cổng thì cần tính theo công thức:

  • Chiều rộng cổng = 81cm  + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng bằng 93cm.
  • Chiều cao cổng = 212cm + 6cm bên trên, tổng bằng 218cm.

Lưu ý:

  • Nếu cửa cổng có kích thước nhỏ 81cm thì gia chủ nên xác định chiều cao cổng theo kích thước lỗ ban với cửa cổng là 69cm (chưa bao gồm kích thước khuôn).
  • Đối với cửa cổng lớn, kích thước chiều rộng phải lớn hơn 81cm thì nên dùng kích thước lỗ ban cửa cổng là 106cm với khoảng xê dịch nằm trong khoảng 105.5 – 109cm (không tính khuôn).

Kích thước cổng nhà 2 cánh

Mẫu cổng sắt 2 cánh đẹp, đơn giản, hiện đại

Nếu cổng nhà của bạn thiết kế dạng 2 cánh thì sẽ xảy ra 2 trường hợp: Cửa cổng 2 cánh thiết kế lệch nhau hoặc 2 cánh cân bằng. Mỗi loại cánh cửa sẽ có kích thước khác biệt, cụ thể:

Đối với 2 cánh lệch nhau

kích thước cổng theo phong thủy - cửa nhà 2 cánh lệch
kích thước cổng theo phong thủy – cửa nhà 2 cánh lệch

Nếu hai cánh cổng lệch nhau thì chắc chắn sẽ có một cánh to và một cách nhỏ. Thông số kích thước cổng phong thủy thường gặp:

  • Chiều rộng x chiều cao hợp cửa chuẩn là 109cm x 212cm, tương ứng với khoảng xê dịch cho phép không được vượt quá 105.5cm – 109cm, kích thước của bề rộng sẽ chia 2 cánh là 69cm + 40cm.
  • Chiều rộng x chiều cao của cửa hợp chuẩn là 126cm x 212cm, tương ứng với khoảng xê dịch được cho phép là không vượt quá 125 – 128.5cm, kích thước bề rộng sẽ chia 2 cánh là 81cm + 45cm.

Với khung cửa chiều dày 4.5cm, kích thước cổng nhà chi tiết:

  • Chiều rộng = 109cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 118cm

hoặc chiều rộng = 126cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 135cm.

  • Chiều cao cửa = 212cm + 4.5cm bên trên, tổng là 216.5cm.

Với khung cửa chiều dày 6cm, kích thước chi tiết:

  • Chiều rộng = 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 121cm

hoặc chiều rộng = 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 138cm.

  • Chiều cao cửa = 212cm + 6cm bên trên, tổng là 218cm.

Trường hợp 2 cánh cân bằng

Với những ngôi nhà sử dụng cổng 2 cánh bằng nhau thường có thiết kế theo dạng cân xứng. Loại cửa này sẽ có kích thước hai chiều chiều rộng và chiều cao theo tương ứng là 109x212cm, 126x212cm hoặc 153x212cm, thậm chí nó có thể lên tới 176x212cm đối với những không gian rộng và thoáng.

Với khung cửa có chiều dày 4.5cm, kích thước chi tiết cho cổng nhà

  • Chiều rộng = 109cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 118cm

hoặc chiều rộng = 126cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 135cm

hoặc chiều rộng = 153cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 162cm

hoặc chiều rộng = 176cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 185cm.

  • Chiều cao cửa = 212cm + 4.5cm bên trên, tổng là 216.5cm.

Với khung cửa chiều dày 6cm, kích thước chi tiết:

  • Chiều rộng = 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 121cm

hoặc chiều rộng = 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 138cm

hoặc chiều rộng = 153cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 165cm

hoặc chiều rộng = 176cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 188cm.

  • Chiều cao cửa = 212cm + 6cm bên trên, tổng là 218cm.

Kích thước cổng nhà có 4 cánh

Mẫu cổng sắt hộp 4 cánh đẹp, hiện đại, đơn giản
Mẫu cổng sắt hộp 4 cánh đẹp, hiện đại, đơn giản

Cổng nhà 4 cánh sẽ có hai loại: Cửa 4 cánh bao gồm 2 cánh chính – 2 cánh phụ và cửa 4 cánh thiết kế cân bằng. 

Kích thước cửa 4 cánh dạng 2 cánh chính – 2 cánh phụ

Đây là loại cửa thường được sử dụng cho những ngôi nhà có diện tích mặt tiền hẹp. Lúc này kích thước cổng đẹp nhất với loại cửa 4 cánh phù hợp là 176x212cm hoặc 211x212cm:

Với khuôn cửa dày 4.5cm

  • Chiều rộng cửa được tính bằng 176cm cộng 4.5cm bên trái, cộng tiếp với 4.5cm bên phải, tổng bằng 185cm.

Hoặc chiều rộng = 211 cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng bằng 220cm.

  • Chiều cao cửa = 212 cm +4.5cm bên trên, tổng bằng 216.5cm.

Với khuôn cửa dày 6cm

  • Chiều rộng cửa được tính bằng 176cm cộng 6cm bên trái, cộng tiếp với 6cm bên phải, tổng bằng 186cm.

Hoặc chiều rộng = 211 cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng bằng 223cm.

  • Chiều cao cửa = 212 cm + 6cm bên trên, tổng bằng 218cm.

Kích thước cửa 4 cánh cân bằng

Với cửa nhà dạng 4 cánh cân bằng, kích thước chiều rộng x chiều cao tương ứng thường sẽ là 236x212cm, 255x212cm, 262x212cm, 282x212cm, 341x212cm hoặc 360x212cm. Tuy nhiên đối với mỗi kích thước khuôn cửa khác nhau thì chiều dài và chiều rộng của cửa cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Khi khuôn cửa dày 4.5cm

  • Chiều rộng cửa tính bằng 236cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 245cm

Hoặc chiều rộng bằng 255cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 264cm.

Hoặc chiều rộng bằng 262cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 271cm.

Hoặc chiều rộng bằng 282cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 291cm.

Hoặc chiều rộng bằng 341 cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 350cm.

Hoặc chiều rộng bằng 360 cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 369cm.

  • Chiều cao tương ứng là 212 + 4.5cm bên trên, tổng cao là 216.5cm.

Trường hợp với khuôn cửa dày 6cm áp dụng cách tính tương tự.

Kích thước cổng nhà cho ô tô

Kích thước cổng nhà cho ô tô là bao nhiêu thì cũng cần phụ thuộc theo loại xe mà bạn lựa chọn. Thông thường chiều rộng của cổng nhà để cho ô tô ra vào thoải mái thường lớn hơn gấp 1.5 lần kích thước chiều rộng của xe. Còn chiều cao thì gia chủ có thể tự cân đối sao cho phù hợp nhất với không gian tổng thể.

kích thước cổng theo phong thủy - cửa nhà cho ô tô
kích thước cổng theo phong thủy – cửa nhà cho ô tô

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với quý vị. Bạn đã biết tính kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là chuẩn chưa? hãy chia sẻ ngay cho chúng tôi cùng biết. Chúc quý vị có thể chọn lựa và thi công được mẫu cửa hợp phong thủy ưng ý nhất.

Phong thủy cửa nhà và những điều cần tránh

Trong phong thủy nhà ở, cửa chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với ngôi nhà nói chung và gia đình nói riêng. Đây không chỉ là nơi mà mọi người ra vào thường xuyên mà còn là con đường dẫn sinh khí từ bên ngoài vào nhà, khí tốt hay xấu đều do cửa chính của căn nhà mang lại. Vậy cần lưu ý những gì khi thiết kế cửa chính? Trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn phong thủy cửa nhà và những điều cần tránh.

Cửa chính có vai trò như thế nào trong phong thủy nhà ở?

Cửa chính là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ một công trình kiến trúc nào. Đối với nhà ở thì đây lại càng là vấn đề được gia chủ rất chú trọng và đặc biệt quan tâm. Bởi cửa chính nằm ở mặt tiền của ngôi nhà, nó chính là bộ mặt của gia chủ.

Cửa nhà nên được thiết kế phù hợp với phong thủy của ngôi nhà.
Cửa nhà nên được thiết kế phù hợp với phong thủy của ngôi nhà.

Cửa chính là nơi giao thoa của hai luồng khí bên trong và bên ngoài căn nhà. Bởi vậy nên, cửa chính không chỉ là nơi tách biệt không gian trong nhà với bên ngoài mà còn là nơi để đón vượng khí đi vào bên trong nhà. Một ngôi nhà có cửa chính hợp phong thuỷ sẽ mang tới cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn. Do đó, gia chủ nên chọn hướng, kích thước và màu sắc của cửa hợp tuổi và hợp mệnh với mình.

Bên cạnh đó, kích thước cửa chính cũng tác động tới phong thuỷ cửa nhà của toàn bộ ngôi nhà. Do đó, gia chủ cần tính toán kích thước cửa chính một cách phù hợp để mang lại nhiều điều may mắn cho gia đình của mình.

Kích thước cửa chính cũng ảnh hưởng tới toàn bộ phong thủy của ngôi nhà.
Kích thước cửa chính cũng ảnh hưởng tới toàn bộ phong thủy của ngôi nhà.

Quy tắc phong thủy của cửa chính bao gồm những gì?

Trong phong thủy nhà ở: cửa chính là lối vào của tất cả các loại sinh khí trong nhà. Phần bên ngoài cửa chính sẽ có phần ảnh hưởng đến luồng khí từ ngoài vào trong nhà. Phần bên trong sẽ có ảnh hưởng đến không khí trong gia đình. Nếu phong thủy cửa nhà tốt sẽ giúp ích nhiều hơn cho vận thế của gia chủ. Vậy nên khi nhắc đến cửa chính và phong thủy của chúng bạn cần lưu ý các quy tắc sau:

  1. Lưu ý về phong thủy trong thiết kế cửa chính của ngôi nhà
  2. Phong thủy của cửa chính và 12 con giáp
  3. Chú ý bậc cửa chính
  4. Trước cửa chính không có cây khô
  5. Không nên có cột điện trước nhà
  6. Cửa chính không được đối diện thang máy
  7. Không thiết kế cửa chính đối diện vật nhọn, bếp, nhà vệ sinh và gương
  8. Màu sắc của cửa chính
  9. Cách tính kích thước cửa chính theo thước lỗ ban.
Thiết kế cửa chuẩn phong thủy sẽ giúp cho gia chủ có thêm nhiều sinh khí và tài lộc.
Thiết kế cửa chuẩn phong thủy sẽ giúp cho gia chủ có thêm nhiều sinh khí và tài lộc.

>>> Xem thêm: CÁCH TÍNH KÍCH THƯỚC CỬA LÙA 4 CÁNH THEO CHUẨN PHONG THỦY

Những Lưu ý khi thiết kế cửa ra vào của ngôi nhà

Mở cửa nhìn thấy gương hay vật nhọn

Trong phong thuỷ cửa nhà, treo gương đối diện với cửa ra vào đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ. Về mặt tâm lý, sau mỗi giờ làm việc căng thẳng gia chủ trở về nhà với tâm trạng mệt mỏi, đèn chưa được mở đã thấy bóng người trong gương, dần dần lâu ngày sẽ gây ra ám ảnh. Điều này, sẽ khiến gia chủ gặp ác mộng lại ảnh hưởng nặng tới giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.

Không nên để gương trước cửa nhà, vì đó là điềm xui xẻo.
Không nên để gương trước cửa nhà, vì đó là điềm xui xẻo.

>>>Bạn cần tư vấn về cửa, xem >>>tại đây<<<

Theo phong thuỷ cửa nhà, gương là đại diện cho những thứ xấu xa và mọi điềm xui xẻo. Chính vì thế, để gương ở trước cửa nhà là điều không nên. Gương phản chiếu lại những thứ mà nó chiếu vào, vì thế để gương ở cửa chính sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gia chủ, nhất là với những nữ gia chủ. Gương sẽ đẩy hết tài lộc trong nhà ra đường và chặn không cho thần tài vào nhà.

Vào nhà gặp ngay cửa nhà vệ sinh

Trong phong thủy, nhà vệ sinh thường được coi là cái xấu, chính vì vậy, nơi mà đặt nhà vệ sinh đều là vị trí hung nhất trong nhà với mục đích là “lấy độc trị độc”. Nếu mở cửa lớn mà gặp ngay nhà vệ sinh thì đây là điều đại kỵ. Ngoài việc sẽ khiến gia chủ hay gặp xui xẻo và trục trặc, nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong nhà. Với nam giới thường sẽ mắc các bệnh về thận và bàng quang, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, trí nhớ suy giảm.

Nữ giới thì hay bị đau bụng kinh, nhẹ thì mắc các bệnh lặt vặt, nặng có thể gây ra xuất huyết tử cung hay đẻ non. Để hóa giải, chúng ta có thể treo rèm hoặc một bức tranh sơn thủy ngay trước cửa nhà vệ sinh.

Mở cửa gặp tủ lạnh

Để tủ lạnh đối diện trước cửa ra vào sẽ khiến gia chủ lao đao và gặp nhiều trục trặc.
Để tủ lạnh đối diện trước cửa ra vào sẽ khiến gia chủ lao đao và gặp nhiều trục trặc.

Không nên để tủ lạnh ở ngay cửa chính ra vào. Bởi vì, đồ vật này chỉ hợp với để ở các góc nhà. Mở cửa mà gặp tủ lạnh sẽ khiến gia chủ lao đao, gặp nhiều trục trặc, mất công tốn sức trong công việc và ảnh hưởng lớn đến tài vận. Làm chuyện gì cũng phải nỗ lực gấp đôi hoặc trả giá lớn mới thành công.

Mở cửa gặp bình hoa

Bình hoa để trước cửa sẽ gây ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng.
Bình hoa để trước cửa sẽ gây ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng.

Theo phong thủy cửa nhà mở cửa gặp bình hoa vốn không phải là điềm tốt gì. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại thường xuyên mắc phải lỗi này vì suy nghĩ có thêm bình hoa trang trí sẽ giúp căn nhà trở nên trang nhã hơn.

Các chuyên gia phong thủy lý giải rằng: bình hoa sẽ gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, gây ra vận đào hoa xấu cho gia đình. Ví dụ như: có người thứ 3 chen chân vào mối quan hệ vợ chồng, hoặc các cặp đôi đã đính hôn nhưng trục trặc mãi không làm đám cưới được…

Cửa nhà không được đối diện với thang máy (với những căn hộ chung cư)

Đối với các căn hộ chung cư, cửa chính không nên để cửa chính đối diện với thang máy. Bởi, trong phong thuỷ nếu cửa nhà đối diện với thang máy, sẽ thành vấn đề nhìn ngó của người qua kẻ lại, gây phiền phức cho gia chủ.

Khi cửa thang máy và cửa nhà đồng thời được mở, mọi việc đại sự trong nhà đều có thể bị nhìn thấy hết. Và chủ nhà có cảm giác rằng mình bị soi mói, khiến cho những bí mật riêng tư trong cuộc sống gia đình không được bảo đảm.

Hơn nữa theo phong thuỷ cửa nhà, người ra người vào tạo ra những âm thanh tạp loạn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình, lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mọi người.

Không nên bố trí cửa quá cao

Cửa nhà không nên để quá cao, vì như thế sẽ mất hết sinh khí.
Cửa nhà không nên để quá cao, vì như thế sẽ mất hết sinh khí.

Trong phong thuỷ không nên thiết kế cửa ra vào quá cao, dễ bị thị phi, tản mát sinh khí. Nếu cửa quá thấp, người có chiều cao vượt trội khi ra vào sẽ phải cúi đầu, chủ về tượng cứu người, không cát lợi. Vậy nên kích thước cửa phải tương xứng với kích thước của ngôi nhà. Cửa chính là mái vòm đại diện cho trạng thái động trong phong thủy. Trong khi nhà ở cần tĩnh, cửa chính mái vòm là không thích hợp.

Nhưng đối với những công trình giải trí công cộng, có thể sử dụng cửa mái vòm. Trong phong thủy thì việc đặt cửa chính hay cổng theo hướng tốt là việc không thể thiếu, mỗi tuổi đều có một hướng tốt riêng.

Những vật nên thấy khi mở cửa bước vào nhà

Những vật trang trí xinh xắn trong nhà mang đến cảm giác vui tươi, an lành: Khi bước vào nhà mà gặp những vật mang ý nghĩa cát tường như này hay đồ thủ công mỹ nghệ đáng yêu sẽ khiến tinh thần của mọi người thêm vui tươi và phấn chấn.

Chậu cây nên đặt trước cửa

Để chậu cây trước cửa nhà sẽ giúp ngôi nhà trở nên xanh và trong lành hơn.
Để chậu cây trước cửa nhà sẽ giúp ngôi nhà trở nên xanh và trong lành hơn.

Gia chủ vào nhà mà gặp được những chậu cây xanh tươi sẽ mang đến cảm giác thêm sức sống bởi cây giúp cho không khí trong lành trong lành. Trong phong thủy cửa nhà có nói: Cây cối cũng là vật tượng trưng cho sự tiền tài nên có tác dụng giúp tăng thêm vận may cho cả gia đình.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với quý vị. Bạn muốn biết thêm về phong thủy cửa nhà và những điều cần tránh hãy nhắn tin ngay cho chúng tôi cùng biết. Chúc quý vị có thể chọn lựa và thi công được mẫu cửa ưng ý với giá tốt nhất.

Những mẫu cửa đi sắt mĩ thuật đẹp năm 2022

Theo cấu trúc của một căn nhà thì cửa sổ chính là nơi đón ánh nắng mặt trời, tạo nên sự thông thoáng, làm cho ngôi nhà trở nên sáng sủa hơn và giúp lưu thông khí cho ngôi nhà. Việc lựa chọn kiểu dáng mẫu cửa đi sắt mỹ thuật cũng là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến vẻ đẹp của toàn bộ căn nhà. Hiện nay với trình độ khoa học công nghệ hiện đại thì có rất nhiều mẫu hoa sắt cửa sổ đẹp nhất cho bạn lựa chọn từ đơn giản đến phức tạp. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá những mẫu cửa đi sắt mĩ thuật đẹp năm 2022.

1. Cửa sắt mỹ thuật là gì?

– Cửa sắt thông thường là chỉ được tạo nên từ những thanh sắt bình thường trải qua quá trình hàn xì làm thành một chiếc cửa với hình dáng cứng nhắc không có hoa văn hay trang trí. Còn cổng sắt mỹ thuật, được chế tạo một cách nhìn có vẻ đơn giản nhưng nó toát lên vẻ sang trọng, trang trí được thêm nhiều các hình hoa văn theo ý gia chủ. Cửa đi sắt mỹ thuật đặc biệt hơn so với các loại cửa sắt thông thường là ở chỗ trên cửa sẽ được hạn chế bố trí các thanh thẳng đứng mà thay vào đó là thiết kế những hoa văn uốn lượn.

– Hoa văn của những chiếc cửa cổng đi sắt mỹ thuật này được tạo hình bằng chính đôi bàn tay của những người thợ lành nghề. Và những sản phẩm mà được làm thủ công thường có gì đó rất đặc biệt, độc đáo và mang một vẻ đẹp riêng, nổi bật hơn so với những sản phẩm bình thường khác.

Cửa sắt nghệ thuật 3 cánh đẹp nhất
Cửa sắt nghệ thuật 3 cánh đẹp nhất

– Điểm chung của những mẫu cửa sắt mỹ thuật đó là vật liệu chính tạo nên các mẫu cửa sắt mỹ thuật này là sắt hoặc hợp kim sắt. Tuy nhiên, có đôi chút khác với các mẫu cửa sắt thông thường là chúng chỉ dùng những thanh sắt bình thường để hàn gắn và tạo thành một chiếc cửa đi bằng sắt đơn giản nó không có hoa văn hay các chi tiết trang trí gì cả. Còn cửa sắt mỹ thuật được đầu tư nhiều hơn về mặt trang trí, chi tiết và họa tiết.

– Mẫu cửa này có đủ các thiết kế từ đơn giản cho đến phức tạp tùy theo ý muốn của gia chủ. Từ một thanh sắt bình thường, thẳng đứng và cứng nhắc được hô biến thành những hoa văn uốn lượn và được tạo hình từ chính đôi tay của những người thợ lành nghề.

Để làm được điều này thì đòi hỏi những người thợ phải có kinh nghiệm nhiều năm, tay nghề dày dặn và đảm bảo cho ra được chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

Mẫu cửa cổng sắt mỹ thuật đẹp 2022 được ưa chuộng

Cổng chính luôn đóng vai trò quan trọng trong việc vừa bảo vệ an toàn cho ngôi nhà vừa làm tăng thêm vẻ đẹp của công trình, hoa sắt nghệ thuật luôn là sản phẩm ưa chuộng trong thiết kê ngoại thất để trang trí và tạo điểm nhấn, giúp nó có sự lôi cuốn từ cái nhìn ban đầu và góp phần thể hiện sự sang trọng, hiện đại cho gia chủ.

Cửa cổng sắt đẹp, sang trọng và hiện đại chính là tiêu chí quan trọng và đầu tiên mà gia chủ cần quan tâm cho công trình xây dựng của mình. Cửa cổng sắt mỹ thuật đẹp sẽ đáp ứng được nhu cầu cần có cho gia chủ để biến công trình xây dựng của mình thành biệt thự khác biệt và đẳng cấp.

Các mẫu cửa đi sắt mỹ thuật đẹp nhất 2022

Cửa sắt mỹ thuật 4 cánh
Cửa sắt mỹ thuật 4 cánh
 Cổng sắt mỹ thuật luôn là sản phẩm ưa chuộng trong thiết kê ngoại thất để trang trí
Cổng sắt mỹ thuật luôn là sản phẩm ưa chuộng trong thiết kê ngoại thất để trang trí
Mẫu cửa đi sắt nghệ thuật có kính chắn
Mẫu cửa đi sắt nghệ thuật có kính chắn
Mẫu cửa đi sắt có họa tiết, hoa văn trang trí đẹp nhất
Mẫu cửa đi sắt có họa tiết, hoa văn trang trí đẹp nhất
Mẫu cửa sắt với họa tiết trang trí mang phong cách cổ điển
Cổng sắt mĩ thuật với nhiều họa tiết đẹp nhất tại Hà Nội
Giá cửa cổng sắt mỹ nghệ giao động từ 3.000.000 - 10.000.000
Giá cửa cổng sắt mỹ nghệ giao động từ 3.000.000 – 10.000.000

Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với quý vị. Bạn cảm thấy ấn tượng với mẫu cửa đi sắt mĩ thuật đẹp nào hãy chia sẻ ngay cho chúng tôi cùng biết. Chúc quý vị có thể chọn lựa và thi công được mẫu cửa sắt mỹ thuật 4 cánh đẹp nhất.

Khám phá các loại cửa thông dụng hiện nay được mọi nhà ưa chuộng

Cửa nhà là một yếu tố quan trọng được gia chủ quan tâm nhằm cấu thành nên một công trình hoàn mỹ cả về mặt nội ngoại thất. Những loại cửa luôn được chủ nhà quan tâm về vai trò và chức năng. Bởi cửa nhà không chỉ có tác dụng bảo vệ sự an toàn cho ngôi nhà mà còn đóng vai trò là một vật dụng trang trí ngôi nhà thêm đẹp. Hôm nay chúng tôi sẽ bật mí các loại cửa thông dụng hiện nay. Hy vọng qua đây bạn sẽ tìm ra loại cửa phù hợp với công trình của mình.

Gợi ý các loại cửa thông dụng hiện nay

Cửa gỗ

Mẫu cửa bằng gỗ được xem là loại cửa luôn được ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Bởi có thể thực hiện được nhiều kiểu cách, lựa chọn màu sắc cũng như hoa văn độc đáo. Bên cạnh đó, cửa phòng làm bằng gỗ thường sẽ dễ dàng phù hợp với mọi phong cách thiết kế. Chất liệu gỗ với những đường vân tuyệt đẹp, màu sắc trầm ấm cùng khả năng chịu lực tốt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi ngôi nhà.

Cửa gỗ
Chất liệu gỗ với những đường vân tuyệt đẹp, màu sắc trầm ấm cùng khả năng chịu lực tốt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi ngôi nhà

Mẫu cửa gỗ 1 cánh

Cửa gỗ 1 cánh thường được sử dụng cho không gian phòng ngủ.

Mẫu cửa gỗ 1 cánh
Mẫu cửa gỗ 1 cánh

Mẫu cửa gỗ 2 cánh

Cửa gỗ 2 cánh thường sử dụng làm cửa chính giúp đem lại diện mạo sang trọng cho ngôi nhà của bạn.

Mẫu cửa gỗ 2 cánh
Mẫu cửa gỗ 2 cánh

Cửa nhôm

Các loại cửa bằng nhôm trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu đẹp và được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Phổ biến có thể kể đến mẫu cửa phòng ngủ bằng nhôm kính hay cửa phòng ngủ nhôm giả gỗ. Loại cửa này có ưu điểm bền và nhẹ, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng.

Cửa nhôm
Cửa kính khung nhôm xingfa hiện đại

>> Xem thêm: Những mẫu cửa sổ đẹp về kiểu dáng, chuẩn về kích thước

Cửa nhựa

Cửa bằng nhựa cũng là một trong những lựa chọn được yêu thích trong thiết kế nội thất. Những loại cửa bằng nhựa có nhiều ưu điểm về mẫu mã và kiểu dáng hiện đại, phù hợp nhu cầu của nhiều người.

Cửa nhựa
Cửa bằng nhựa cũng là một trong những lựa chọn được yêu thích trong thiết kế nội thất

Cửa sắt

Các loại cửa sắt thường được chế tạo bằng cách hàn lắp ghép nhiều loại sắt có quy cách khác nhau. Kích thước của các loại cửa sắt thường phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Với ưu điểm chắc chắn và an toàn cho ngôi nhà, cửa sắt thường được sử dụng làm cửa chính cho căn hộ.

Cửa sắt
Với ưu điểm chắc chắn và an toàn cho ngôi nhà, cửa sắt thường được sử dụng làm cửa chính cho căn hộ

Cửa kính

Không gian sẽ trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn khi bạn sử dụng cửa kính. Cửa kính là sự lựa hoàn hảo dành cho những căn phòng muốn có sự kết nối dễ dàng với khu vực khác. Bởi những ưu điểm trên, cửa kính thường được sử dụng cho các phòng trong những căn hộ có diện tích nhỏ (như căn hộ khoảng 45m2). Những mẫu cửa bằng kính sẽ mang đến sự sang trọng trong thiết kế của ngôi nhà bạn.

Cửa kính
Cửa kính là sự lựa hoàn hảo dành cho những căn phòng muốn có sự kết nối dễ dàng với khu vực khác

Các loại cửa thông dụng hiện nay có thiết kế sáng tạo

Cửa lùa

Đây là một dạng cửa lùa âm tường. Cửa có thiết kế độc đáo được đặt nằm trong bức tường ngăn cách. Đối với cửa lùa, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều không gian sử dụng khi mà những cánh cửa được giấu gọn bên trong những bức tường. Mẫu cửa được xem là một giải pháp thông minh dành cho những không gian sống nhỏ hẹp.

Các loại cửa thông dụng hiện nay có thiết kế sáng tạo
Đối với cửa lùa, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều không gian sử dụng khi mà những cánh cửa được giấu gọn bên trong những bức tường

Cửa đa năng

Một chiếc cửa bí mật bên trong gia đình sẽ là một ý tưởng vô cùng sáng tạo. Những chiếc cửa này thường được “cải trang” dưới hình dáng của những chiếc giá sách. Với lựa chọn này, bạn vừa phân tách không gian hiệu quả vừa là nơi lưu trữ đồ dùng trong gia đình.

Các loại cửa thông dụng hiện nay có thiết kế sáng tạo
Những chiếc cửa này thường được “cải trang” dưới hình dáng của những chiếc giá sách

Cửa rèm

Sử dụng rèm cửa để ngăn cách không gian đang là giải pháp được rất nhiều ngôi nhà sử dụng. Hơn nữa, các loại rèm hiện nay rất đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, vậy nên bạn còn có thể thường xuyên thay đổi mẫu rèm mà mình yêu thích để mang tới màu sắc hoàn toàn mới mẻ cho không gian sống.

Các loại cửa thông dụng hiện nay có thiết kế sáng tạo
Cửa rèm

Chúng tôi hy vọng qua gợi ý về các loại cửa thông dụng hiện nay đã giúp bạn lựa chọn cho mình một mẫu cửa phù hợp. Mọi thắc mắc xin vui lòng để lại thông tin tại đây để nhận tư vấn chuyên sâu. 

Cách tính kích thước cửa phong thủy hút tài hút lộc

Kích thước cửa phong thủy có ảnh hướng lớn đến vận mệnh, tiền tài, sức khỏe của gia đình. Nếu cửa quá lớn, sẽ khiến nhiều tà khí dễ dàng đi vào, hay khiến cho vận tốt bị thất thoát, chảy ngược ra ngoài. Nhưng nếu cửa quá nhỏ, làm sinh khí khó lưu thông, gây cảm giác tù bí, vận mệnh, công danh trì trệ. Do đó, để tính kích thước cửa nhà theo phong thuỷ chính xác, gia chủ có thể dựa vào thước lỗ ban hoặc theo tuổi, cung mệnh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tính kích thước cửa theo phong thủy chuẩn nhất. Mời Quý độc giả đón đọc ngay sau đây.

Cách đo kích thước cửa phong thủy bằng thước Lỗ Ban

Cửa nhà có tác động trực tiếp đến phong thuỷ của cả ngôi nhà, là nơi tiếp nhận sinh và lưu thông luồng khí bên trong và bên ngoài. Nhất là với cửa chính, nếu chọn kích thước không chuẩn, có thể gây ra nhiều tai hoạ về vận mệnh, sức khỏe, tiền tài. 

Thước Lỗ Ban được sử dụng trong tính kích thước cửa nhà là loại Thông Thuỷ (52,2cm), trên thước sẽ chia ra làm 8 cung lớn. Trong đó có 4 cung đẹp và 4 cung xấu. Nguyên tắc khi sử dụng thước này chính là “ Đen bỏ, đỏ dùng”. Tức là chỉ chọn kích thước tương ứng vào 4 cung đẹp. Mỗi cung sẽ có chiều dài khoảng 6,5cm, cụ thể như sau:

4 cung tốt bao gồm:

+ Cung Quý Nhân

+ Cung Nhân Lộc

+ Cung Thiên Tài

+ Cung Tể Tướng

Trong mỗi cung lớn, lại chia làm 5 cung nhỏ, chiều dài mỗi cung nhỏ là khoảng 13mm. Từ thước lỗ ban, gia chủ sẽ tính toán để đưa ra kích thước phù hợp với không gian nhà ở. Đồng thời sao cho chiều dài và chiều rộng của cửa rơi vào đúng các cung tốt. 

Để cân xứng với ngôi nhà, nhưng vẫn đảm bảo cửa có đủ độ rộng giúp thu hút may mắn, tài vận vào trong nhà thì bạn có thể tham khảo kích thước thông thường dưới đây.

+ Chiều rộng cửa: 146 – 162 – 190 – 232 – 246 – 292 – 312 – 332 – 372 – 412 – 456 – 480 (cm)

+ Chiều cao cửa: 230 – 252 – 272 – 292 (cm)

Tuy nhiên, có nhiều loại cửa khác nhau, có cửa 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh, lại có cửa chính nhà, cửa phụ, cửa chính cho từng phòng, cửa chính cho mỗi tầng. Mỗi cánh cửa như vậy lại cần có một tiêu chuẩn kích thước khác nhau. Do đó, nếu bạn muốn có được kích thước cửa nhà theo phong thủy chuẩn nhất, hãy xem chi tiết bảng số liệu dưới đây.

Cách đo kích thước cửa phong thủy bằng thước Lỗ Ban
Thước Lỗ Ban

Các kích thước cửa phong thủy phổ biến

Kích thước cửa 1 cánh

Cửa 1 cánh sẽ phù hợp với những ngôi nhà nhỏ, kiểu nhà cấp 4, nhà ống, nhà trọ, hay các chung cư mini. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cửa 1 cánh ở các phòng chức năng, cửa phụ, cửa chính trên lầu.

Với dạng cửa này, tỉ lệ vàng thường được ưa chuộng nhất sẽ là 212 x 81 cm ( cao x rộng). Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi cho phù với với kích thước của ngôi nhà riêng thì có thể lựa chọn trong phạm vi:

+ Chiều cao: Từ 2025 – 2150 (mm)

+ Chiều rộng: Từ 720 – 845 (mm)

Ngoài ra, khi tính kích thước cửa đi 1 cánh theo phong thuỷ, gia chủ cần cộng thêm độ dày của cửa để ra con số chuẩn. 

Kích thước cửa 1 cánh
Kích thước cửa 1 cánh

Ví dụ: Nếu cửa dày 4,5cm thì cổng có kích thước: Chiều cao: 212 + 4,5 = 216,5cm, chiều rộng: 81 + 4,5 = 90 (cm) 

Vì cửa 1 cánh thường sẽ có kích thước nhỏ, nên đo theo thước lỗ ban sẽ dễ bị rơi vào các cung đen – cung xấu. Nếu bị rơi vào trường hợp này, gia chủ có thể hoá giải bằng cách xê dịch kích thước lên hoặc xuống một chút. Ví dụ:

+ Nếu cửa có chiều rộng lớn hơn 845mm thì có thể chọn lại trong khoảng 980 – 1150 (mm)

+ Nếu cửa có chiều rộng nhỏ hơn 720mm thì có thể chọn lại trong khoảng 460 – 585 (mm)

+ Nếu cửa có chiều cao thông thuỷ lớn hơn 2150mm thì có thể chọn lại trong khoảng 2290 – 2410 (mm)

+ Nếu cửa có chiều cao thông thuỷ nhỏ hơn 2025mm thì có thể chọn lại trong khoảng 1765 – 1890 (mm)

Kích thước cửa 2 cánh

Cửa đi 2 cánh là dáng cửa phổ biến nhất trong các ngôi nhà phổ tại Việt Nam. Sẽ có 2 dạng cửa 2 cánh là: 2 cánh bằng nhau và 2 cánh lệch nhau (1 cánh to, 1 cánh nhỏ). Kích thước cửa theo phong thuỷ cho từng loại sẽ có là:

Kích thước cửa đi 2 cánh bằng nhau đẹp nhất.

+Chiều cao cửa: Từ 2025 – 2150 mm

+ Chiều rộng cửa: 980 – 1150 mm

Nếu kích thước cửa trên không tương xứng với không gian nhà ở, bạn có thể chọn lại trong khoảng: chiều rộng (1595 0 1630mm) x chiều cao ( 2290 x 2410mm).

Khi tính kích thước cửa chuẩn, bạn sẽ phải cộng thêm độ dày của cửa vào chiều cao, chiều rộng theo đúng độ dày đó. 

Kích thước cửa 2 cánh
Kích thước cửa 2 cánh

Kích thước cửa đi 2 cánh lệch nhau 

Mang phong cách hiện đại, cửa đi 2 cánh lệch nhau ngày càng được ưa chuộng, nhất là những ngôi nhà có thiết kế độc lạ. Để có được kích thước hợp lý cho mẫu cửa này mà vẫn đem lại phong thuỷ tốt thì bạn nên ưu tiên lựa chọn kích thước như mẫu cổng 2 cánh đều. 

Tuy nhiên. khi phân chia, bạn không chia làm hai nửa bằng nhau, mà nên chia cánh lớn, cánh nhỏ theo tỷ lệ như sau:

+ Cánh lớn: chiều rộng từ 720 – 845 mm, hoặc có thể mở rộng ra trong khoảng 980 – 1150mm.

+ Cánh nhỏ: lấy chiều rộng tổng trừ đi cánh lớn.

Kích thước cửa đi 3 cánh

Mẫu cửa đi 3 cánh không quá phổ biến, nó thường được dùng trong những thiết kế nhà hiện đại, cửa bằng kính, cửa xếp. Trong đó, phổ biến nhất là kiểu dáng cửa 2 cánh mở gấp – 1 cánh xoay. 

Khi lựa chọn kích thước cửa, bạn vẫn sẽ đối chiều với thước lỗ ban như các cách làm với những mẫu cửa thông thường. Chỉ cần chú ý về việc phân chia tỷ lệ 3 cánh sao cho phù hợp. Sẽ có một số cách chia sau:

+ Chia 3 cánh bằng nhau

+ Chia 2 cánh mở gấp bằng nhau, chiếm phần lớn diện tích và 1 cánh nhỏ làm cánh phụ, ít khi mở hoặc cố định không mở

+ Chia 1 cánh lớn làm cửa chính và 2 cánh nhỏ làm cửa phụ ít mở

Kích thước cửa đi 4 cánh

Với những mẫu nhà hiện đại, nhiều gia đình ưa chuộng kiểu dáng cửa 4 cánh có dạng gấp hoặc mở. Nó giúp bạn dễ dàng điều chỉnh độ rộng hẹp của cửa tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Tương tự với những mẫu cửa có nhiều cánh, cửa đi 4 cánh cũng phân thành 2 loại như sau:

Cửa đi 4 cánh đều nhau: 4 cánh cửa có tỷ lệ bằng nhau, phù hợp cho những ngôi nhà có mặt tiền rộng, nhà phục vụ mục đích kinh doanh hoặc nhà ống, nhà kín muốn tăng sinh khí vào trong nhà.

Có 2 kiểu cửa 4 cánh thường được áp dụng đó là: cửa 4 cánh 2 cánh chính – 2 cánh phụ, cửa 4 cánh bằng nhau mở quay, cửa 4 cánh gấp gọn.

Kích thước cửa đi 4 cánh
Kích thước cửa đi 4 cánh

Dù là kiểu nào thì 4 cánh đều có kích thước bằng nhau, và để có kích thước hợp phong thuỷ, gia chủ có thể tham khảo trên thước lỗ ban:

  • Chiều rộng: 236 – 388 cm
  • Chiều cao: 212 – 262 cm

Cụ thể, với khuôn cửa dày 4,5cm, sẽ có một số kích thước cửa như sau:

  • Chiều rộng: 245 – 271 – 264 – 350 – 291 – 369 cm
  • Chiều cao: 212 + 4,5 = 216,5 cm

Cửa đi 4 cánh không đều nhau

Kiểu cửa 4 cánh không đều nhau thường được chia theo 2 cánh chính lớn và 2 cánh phụ nhỏ ở 2 bên. Gia chủ sẽ dựa trên kích thước tiêu chuẩn của cửa 4 cánh đều nhau, phân chia làm 2 đoạn, 1 lớn cho 2 cánh lớn và 1 nhỏ cho 2 cánh nhỏ.

Tham khảo kích thước của với khuôn dày 4,5cm

+ Chiều rộng: 211 + 4,5cm khuôn trái + 4,5cm khuôn phải = 185cm

+ Chiều cao: 212 + 4,5cm khuôn trái + 4,5cm khuôn phải = 216,5cm

Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế cửa phong thủy

Một số điều kiêng kỵ và các trường hợp cụ thể khi làm cửa đi phong thuỷ bạn cần biết như sau:

+ Không được làm cửa ngáng cửa

+ Không để cửa chính thẳng với cổng nhà

+ Không làm cửa chính, cửa bếp, cửa nhà vệ sinh thẳng hàng nhau

+ Khi làm cửa nhà, cần tuân thủ theo tỉ lệ 1 : 3, tức 1 cửa chính sẽ có 3 cửa phụ ( cửa sổ, cửa hành lang)

+ Chọn kích thước cửa phải cân xứng với ngôi nhà, nhà to không làm cửa nhỏ và nhà nhỏ không nên làm cửa to.

+ Không nên làm cửa chính có hình mái vòng, ưu tiên các hình vuông, hình chữ nhật, các đường nét chắc chắn

+ Xem hướng cửa chính theo cung mệnh gia chủ để chọn được hướng cát, tránh hướng hung, dễ gây ra sát khí

+ Xung quanh cửa chính tránh trồng cây cối um tùm, che mất tầm nhìn, không đặt các đồ vật dễ gây sát khi như tảng đá lớn, bía đá, cây khô, cột cờ, đống cát, bãi rác,…

+ Nên xem kích thước cửa nhà theo tuổi để tăng thêm phong thuỷ tốt cho ngôi nhà, giúp hợp mệnh gia chủ

Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế cửa phong thủy
Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế cửa

Như vậy, để đem đến đại cát, đại phú, gia chủ cần tính toán kích thước cửa phong thuỷ thật chính xác. Hy vọng những thông tin trên đây đã đem đến cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề này. Mọi thắc mắc xin để lại thông tin liên hệ tại đây để nhận tư vấn chi tiết.

Các mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp nên chọn nhất năm 2022

Cuanhualoithep.com tổng hợp các mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp, sang trọng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các loại cửa sổ nhôm đẹp đó là: cửa sổ nhôm kính 2 cánh, cửa sổ 4 cánh nhôm kính cùng hàng loạt các kiểu mở như: cửa sổ nhôm kính mở lùa, cửa sổ xếp trượt, cửa sổ mở quay, cửa sổ hất,… Tất cả những mẫu cửa sổ nhôm kính, nhôm xingfa này đều đã và đang được rất thịnh hành. Hầu như gia đình nào cũng phải sở hữu một trong những kiểu mẫu cửa đẹp dưới đây.

Mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp có tính thẩm mỹ cao
Mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp có tính thẩm mỹ cao

1. Tổng quan về các mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp

Cửa sổ khung nhôm kính là dòng cửa có cấu tạo từ hai vật liệu chính là nhôm và kính. Cửa sổ nhôm thường được lắp đặt dựa theo cửa chính nhôm kính, mục đích tạo ra tính đồng bộ, liền mạch cho tổng thể nội ngoại thất.

Các loại nhôm làm cửa sổ

+ Phân khúc cao cấp có các hệ nổi bật như: Xingfa, HMA, JMA, PMI,…

+ Phân khúc trung cấp có các hệ như Việt Pháp, nhôm hệ 1000, PMA, Namsung,…

+ Phân khúc cửa sổ nhôm giá rẻ có nhôm hệ 700.

Công trình lắp đặt cửa sổ nhôm kính đẹp
Công trình lắp đặt cửa sổ nhôm kính đẹp

Đối với các hệ cửa sổ giá rẻ thì nhôm khá ọp, rất dễ bị trộm phá cửa. Nếu lắp đặt hệ cửa này thì quý khách nên lắp đặt ở vị trí không tiếp xúc với bên ngoài. Đối với kính cường lực cửa sổ thì quý khách nên chọn loại kính cường lực dày 8mm, 10mm hoặc kính dán an toàn.

>>> Liên hệ tư vấn cửa nhựa lõi thép TẠI ĐÂY <<<

Điểm nổi bật của cửa sổ nhôm kính đẹp

Thi công thực tế cửa sổ
Thi công thực tế cửa sổ

+ Cửa sổ nhôm kính đẹp: bền đẹp, có nhiều kiểu dáng mẫu mã. Tuy nhiên cần lưu ý đừng chọn loại cửa sổ kính cường lực giá rẻ vì không đảm bảo độ bền, độ an toàn chống trộm.

+ Cửa sổ sắt kinh:  không bền, sắt thường bị gỉ sét sử dụng vài năm nếu không sơn lại thì màu cửa nhìn lem rất xấu.

+ Cửa sổ gỗ: giá cao và thường làm tối nhà khi đóng lại.

+ Cửa sổ nhựa lõi thép: các dòng cửa nhựa lõi thép có nhu cầu lắp đặt ngày càng giảm theo xu hướng thi công hiện nay.

Đặc biệt, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam thì cửa sổ nhôm kính với tính chất cách âm, cách nhiệt & độ bền cao giúp hạn chế tình trạng ẩm mốc hay han gỉ ở cửa.

2. Giới thiệu các mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp

Việc phân loại các mẫu cửa nhôm kính thường dựa theo các tiêu chí: kết cấu mở cửa, số cánh cửa sổ kính khung nhôm và các mẫu cửa sổ có thiết kế đặc biệt.

Kết cấu mở cửa sổ kính khung nhôm

Cửa sổ lật nhôm kính Xingfa 3 cánh
Cửa sổ lật nhôm kính Xingfa 3 cánh

Có kiểu cửa sổ nhôm kính đẹp gồm:

+ Cửa mở quay nhôm kính

+ Cửa sổ nhôm kính mở lật hay còn gọi là cửa lật nhôm kính, cửa sổ bật nhôm kính…

+ Mẫu cửa sổ nhôm kính lùa: lùa ngang, lùa dọc (trượt dọc)

+ Cửa sổ nhôm xếp trượt

+ Cửa mở tự động sử dụng remote điều khiển

Số cánh cửa sổ khung nhôm

Mẫu cửa sổ đẹp
Mẫu cửa sổ đẹp

+ Cửa sổ 1 cánh: thường làm cửa mở lật, mở quay

+ Cửa sổ nhôm kính 2 cánh: thường làm cửa mở lật, mở lùa, mở quay

+ Cửa sổ 3 cánh: thường làm cửa mở quay kết hợp mở hất, mở quay hoặc mở lùa

+ Cửa sổ 4 cánh: thường làm cửa mở lật, mở lùa, mở quay, mở xếp trượt (cửa sổ xếp trượt)

+ Trên 4 cánh: thường làm mở quay kết hợp với cửa lật hoặc các ô cố định; hoặc cửa sổ xếp trượt.

Cửa sổ nhôm kính đẹp có thiết kế đặc biệt

Mẫu cửa kết hợp lưới chống muỗi
Mẫu cửa kết hợp lưới chống muỗi

Ngoài dạng cửa sổ 1 lớp dựa theo phần phân loại cửa sổ theo kết cấu trên thì còn có thể lắp đặt các kiểu như sau:

+ Cửa sổ nhôm hệ kết hợp giữa cánh mở quay và cánh mở hất: thường là 3 cánh trở lên.

+ Cửa sổ kính đẹp có khung bảo vệ. Khung này có thể là nhôm, sắt, hoặc inox. Mục đích bảo vệ chống trộm đột nhập.

+ Cửa sổ kết hợp cửa lưới chống muỗi.

Cửa sổ lật nhôm kính

Cửa lật nhôm kính & cửa sổ mở quay nhôm kính
Cửa lật nhôm kính & cửa sổ mở quay nhôm kính

+ Độ mở cánh tối đa: 45 độ theo chiều từ dưới lên.

+ Số cánh đa dạng từ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh…

+ Ưu điểm: cửa lật nhôm kính có thiết kế giúp cửa có thể mở 24/24 giúp không gian thông thoáng mà không sợ nắng mua hay trộm đột nhập.

+ Kiến trúc lắp đặt: nhà vệ sinh, nhà tắm, cửa sổ cầu thang, nhà phố, mẫu nhà cấp 4 đẹp, nhà thấp tầng, chung cư cao tầng…

Cửa sổ nhôm kính lùa

Cửa sổ nhôm lùa 2 cánh cửa sổ
Cửa sổ nhôm lùa 2 cánh cửa sổ

+ Độ mở cánh tối đa: 180 độ theo chiều ngang.

+ Số cánh đa dạng từ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh… Có thể thiết kế mẫu cửa sổ nhôm kính lùa 3 ray 3 cánh.

+ Ưu điểm: cửa sổ lùa nhôm kính dễ sử dụng, thiết kế trượt lùa sang trọng.

+ Kiến trúc lắp đặt: nhà phố, nhà cấp 4, nhà thấp tầng, chung cư cao tầng.

Cửa sổ nhôm kính xếp trượt

Dù không được lắp đặt phổ biến bằng 3 hệ cửa sổ nhôm, cửa sổ kính phía trên nhưng cửa sổ nhôm xếp trượt vẫn có những khách hàng yêu thích nhất định. Sử dụng cửa sổ nhôm kính trượt xếp mang lại sự độc đáo mới lạ trong thiết kế nội thất hiện đại.

Mẫu cửa xếp trượt đẹp
Mẫu cửa xếp trượt đẹp

+ Độ mở cánh tối đa của mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp này là: tối đa 180 độ theo chiều ngang

+ Số cánh đa dạng: từ 2 cánh trở lên.

+ Ưu điểm: cửa sổ lùa nhôm kính dễ sử dụng, thiết kế xếp trượt sang trọng.

+ Kiến trúc lắp đặt: nhà phố, nhà cấp 4, nhà thấp tầng.

Trên đây là tổng hợp những mẫu cửa sổ nhôm kính cho các bạn có thể tham khảo. Hãy lựa chọn cho gia đình mình những mẫu cửa đẹp phù hợp nhất nhé.

Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển sang trọng ở Nam Định

Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp 3 tầng sang trọng, được kiến trúc sư thi công trọn gói cho chủ đầu cơ tại Nam Định. Với phối cảnh cấu trúc tinh tế, cuốn hút, cơ cấu sư hoàn toàn chinh phục chủ đầu cơ. Nếu như bạn đang tìm kiếm mẫu thiết kế tòa nhà sang trọng, tinh xảo với mức đầu cơ phải chăng, hãy cùng chúng tôi nhà đá phá và chiêm ngưỡng mẫu thiết kế ấn tượng này nhé.

Dữ liệu công trình biệt thự 3 tầng đẹp
Chủ đầu tư: Lê Việt Anh

vị trí địa lý: thành phố Nam Định

Năm thiết kế: 2019

Diện tích thiết kế: 140m2

Công trình: biệt thự

Số tầng: 03

Kiến trúc: Tân cổ điển

Kinh phí đầu tư: 4 tỷ

Công năng thiết kế: 4 phòng ngủ, 1 phòng thờ, phòng cuộc sống chung, phòng đa năng, phòng cuộc sống chung

biet-thu-tan-co-dien-dep-3-tang-1
Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng phong cách tân cổ điển

Ý tưởng thiết kế mẫu biệt thự 3 tầng tân cổ điển sang trọng
Gia đình anh Việt Anh có quỹ đất xây dựng khá thoáng và rộng, gia đình hiện có 4 thành viên, đang sinh sống trong ngôi nhà đẹp 2 tầng được ba má anh xây dựng cho hai vợ chồng từ trước. Dự định năm 2020 gia đình anh sẽ thi công công trình mới, do đó hai vợ chồng đang có kế hoạch tìm kiếm mẫu thiết kế ngôi nhà sao cho khoa học và phù hợp nhất với kinh phí đầu cơ cũng như công năng mong muốn chung của gia đình.

Tổng diện tích đất xây dựng lớn cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình cũng thuộc hạng dư giả, do đó hai vợ chồng quyết định sẽ thi công công trình nhà biệt thự 3 tầng tân cổ điển. Thiết kế kiến trúc mặt phố với phối cảnh sang trọng, đẹp mắt và vững chắc. Công năng thiết kế tối ưu hoá theo nhu cầu dùng, thiết kế và bài trí 4 phòng ngủ, trong đó có 1 phòng ngủ cho khách. Thiết kế phòng sinh hoạt chung và phòng đa năng, thiết kế ngôi nhà vệ sinh hiện đại, rộng thoáng và nội thất cao cấp, đáp ứng nhu cầu dùng của các thành viên trong gia đình.

Ngay sau khi kết nạp yêu cầu tư vấn thiết kế của chủ đầu tư, cơ cấu sư đã tiến hành khảo sát thực trạng ô đất xây dựng, lên phương án kế hoạch đầu tư chi tiết, từ đó hoàn thiện những ý tưởng thiết kế tòa nhà sơ bộ công trình sao cho khoa học và toàn diện nhất có thể.

Mặt tiền công trình được thiết kế vững chắc, thiết kế chỉn chu với hàng rào chung quanh khá đẹp mắt và đảm bảo sự bảo đảm cho toàn bộ khoảng không phía trong. Cửa cổng được phân chia thành hai hệ cửa chính phụ, thuận tiện cho việc sử dụng cũng như tương hỗ trong khoảng không. Khối tường trước mặt phố được bố cục đầy điểm nhấn với khối mảng tường được bố cục ấn tượng và đẹp mắt.

Hình khối công trình bền vững, bề thế với những thức cột tròn, cột vuông đan xen, đầu cột và chân cột được ốp phào đẹp mắt, những đường gờ chỉ chạy dọc thân cột và khối ban công, những biểu hiện sự mềm mại và uyển chuyển đầy sức hút tinh xảo.

Hình khối nhà biệt thự sang trọng toát lên từ mảng bố cục nhỏ, cùng với hệ thống kiến trúc mái thái hình thang, thiết kế giật cấp phi đối xứng tạo nên sức hút mạnh mẽ, tạo điểm nhấn độc đáo để khác lạ và nhận diện công trình so với những mẫu thiết kế ngôi nhà khác.

Những khối vòm ban công, lan can được thiết kế bằng sắt phun sơn tĩnh điện màu vàng, kết hợp cùng lúc đó màu nâu đen của h-thốngt cửa nhôm kính Xingfa hiện đại, một sức cuốn hút mạnh mẽ, chinh phục hoàn toàn mọi ánh mắt ngắm nhìn.

Nhìn bao quát, mẫu nhà biệt thự đẹp, những biểu hiện trọn vẹn sự khoẻ mạnh, sức sống mãnh liệt đồng thời thiết kế ngoại thất tươi sáng. Sự mềm mại, trẻ trung, quyến rũ và năng động cùng lúc đó sự sang trọng hiện diện trọn vẹn trong mẫu thiết kế của công trình.

Mặt bằng tầng 1 mẫu thiết kế nhà biệt thự tân cổ điển 3 tầng
Tầng 1 villa tân cổ điển bố trí khoảng không cuộc sống chung khá khoa học, thiết kế gara ô tô khá rộng và thoáng. Cầu thang thông tầng được bài trí ngay ở giữa công trình, phòng khách thiết kế tiếp giáp với cửa chính, thiết kế liên thông với phòng ăn và bếp nấu, nhà vệ sinh chung được bài trí tận dụng ngay dưới chân gầm cầu thang thông tầng.

biet-thu-tan-co-dien-dep-3-tang-4

Mặt bằng tầng 2 mẫu thiết kế nhà biệt thự tân cổ điển 3 tầng
Tầng 2 mẫu nhà biệt thự tân cổ điển đẹp 3 tầng thiết kế trang hoàng 1 phòng ngủ master hướng ra ban công trước, thiết kế 1 phòng đời sống chung ngay giáp danh với phòng ngủ chính, hướng chính hướng ban công nên có thể đón đạt được nhiều gió mát lành cho công trình. trực diện sảnh thang thông tầng thiết kế phòng ngự sinh chung của tầng, cho hai phòng ngủ bên cạnh sử dụng. Hai phòng ngủ nhỏ thiết kế liền kề giáp nhau với nhau, thiết kế có cửa chính hướng ra sảnh thông tầng nên khoảng không được xem là có sự tính toán thông tin cụ thể và kỹ càng, thuận tiện cho quá trình đi lại trong khoảng không thiết kế.

biet-thu-tan-co-dien-dep-3-tang-5

Mặt bằng tầng 3 mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển 3 tầng
1 phòng ngủ nhỏ được bố trí ở tầng 3, thiết kế phòng thờ trang nghiêm hướng ra ban công trước. Phòng đa năng thiết kế cạnh với phòng thờ có lối đi thông với nhau khá thuận tiện. Phòng tắm lớn với bồn tắm nằm được thiết kế đối phó sảnh thang nên không hề cản trở cũng như chiếm quá nhiều diện tích trong khoảng không thiết kế.

biet-thu-tan-co-dien-dep-3-tang-6

Mẫu biệt thự 3 tầng tân cổ điển đẹp, với phối cảnh thiết kế dấu ấn và cuốn hút, hoàn toàn được nhiều chủ đầu tư đánh giá cao. Nếu như bạn muốn có một khoảng không sống sang trọng, mức chi phí đầu tư hợp lý, hãy tham khảo mẫu thiết kế này của chúng tôi nhé.

Cửa nhựa lõi thép đẹp cho biệt thự tân cổ điển sang trọng

Cửa nhựa lõi thép ngày nay với những ưu điểm cao về tính thẩm mỹ, sang trọng, hiện đại cho nên đã và đang được ứng dụng nhiều trong các công trình từ quy mố lớn cho đến quy mô nhỏ. Trong đó những mẫu biệt thự tân cổ điển là một ví dụ điển hình cho sự thăng hoa của cửa nhựa lõi thép. Có rất nhiều mẫu cửa nhựa lõi thép đẹp cho biệt thự tân cổ điển. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng ngay những công trình hiện đại, biệt thự sang trọng cùng với cửa nhựa lõi thép 3A Window.

Ngày nay, ngoài cửa gỗ truyền thống, cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép bắt đầu được sử dụng nhiều trong kiến trúc biệt thự. Đáp ứng xu thế này, rất nhiều mẫu cửa đẹp đã được nghiên cứu để lắp đặt cho biệt thự.

Do kiến trúc đặc trưng của biệt thự khác với các công trình nhà ở khác cho nên trong quá trình sản xuất và lắp đặt cửa nhựa cho biệt thự, đội kỹ thuật cũng đã phải dày công nghiên cứu để đưa ra những mẫu cửa không chỉ đáp ứng tiêu chí bền, đẹp mà còn phải mang đến vẻ sang trọng làm nổi bật từng kiểu kiến trúc biệt thự.

cua-nhua-loi-thep-cho-biet-thu-tan-co-dien-1
Mẫu 1: Mẫu cửa mở quay và mở hất đẹp cho biệt thự
cua-nhua-loi-thep-cho-biet-thu-tan-co-dien-2
Mẫu 2: Kiểu mở trượt giúp tòa nhà nguy nga tráng lệ hơn
cua-nhua-loi-thep-cho-biet-thu-tan-co-dien-3
Mẫu 3: Mẫu cửa mở trượt cùng vách kính đẹp
cua-nhua-loi-thep-cho-biet-thu-tan-co-dien-4
Mẫu 4: mẫu biệt thự tân cổ điển kết hợp cửa nhựa lõi thép mở quay
cua-nhua-loi-thep-cho-biet-thu-tan-co-dien-5
Mẫu 5: nhà biệt thự hiện đại cùng với hệ thống cửa nhựa lõi thép hiện đại mở trượt

Bạn đang dự định lắp đặt cửa nhựa lõi thép đẹp cho biệt thự, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được lịch tư vấn chính xác cũng như khoa học nhất.

Thiết kế và thi công nội thất văn phòng nên hay không?

Ý nghĩa tại sao bạn nên thiết kế và thi công nội thất văn phòng?
– Đây không phải là câu hỏi đơn giản mà ai cũng có thể thấu hiểu được trong xu hướng hiện tại do vậy với việc tăng trưởng kinh tế, hàng loạt công ty mọc lên rãi rác khắp nơi không những tại khu vực Hồ Chí Minh mà còn các các khu vực lân cận.
– Với đồng vốn khiêm tốn hay chưa quyết đoán trong việc công ty thiết kế nội thất văn phòng sao cho hợp lý, nhiều công ty đã lựa chọn những phương pháp hoặc tự trang hoàng văn phòng khiến văn phòng trở lên chật hẹp hay không gian không thật dấu ấn khi lần đầu tiên nhìn vào.

thiet-ke-noi-that-van-phong-nhan-vien

Về văn phòng trước tiên bạn nên hiểu văn phòng của một công ty doanh nghiệp biểu hiện điều gì? Không chỉ là nơi để ban hoặc nhân viên của bạn làm việc mà văn phòng công ty còn có tác dụng quan trọng trong việc quảng bá bộ mặt của công ty hay cao cấp hơn nữa đó là sự nhận diện thương hiệu của công ty, từ đó có sự nhận xét đánh giá về sự chuyên nghiệp, uy tín và ngôi thứ phê chuẩn gương mặt này. Nói về đây thì bạn đã hình dung được tầm quan trọng của văn phòng như cỡ nào rồi?
– Không còn là những bức tường khô khan, những bộ bàn ghế xệch xoạt văn phòng làm việc của những công ty, tập đoàn lớn đã thực sự trở lên những tác phẩm nghệ thuật, xứng đáng là niềm ước mong của bất cứ một nhân viên nào. 
– Trong một không gian mở và hết sức thoải mái như vậy, các nhân viên của họ tha hồ thoả sức làm việc và sáng tạo để hoàn thành công việc của mình một cách thành công nhất. Đó là điều mà bạn mong muốn ở đây phải không?
– Ngoài tác dụng là một nơi làm việc, văn phòng còn được xem như là căn nhà thứ hai của tổng số mọi người trong công ty, điều đó cho thấy sự gắn kết giữa nhân viên tin thần đoàn kết và hăng say trong khi làm việc. thành ra, những công ty lớn, nhất là các công ty đa quốc gia đều cố gắng để tạo thành một môi trường làm việc dễ gần, tạo cảm giác gắn bó giữa phần nhiều mọi người để xây dựng một tập thể đoàn kết, cùng chung sức cho mục tiêu của đơn vị..
– Bên cạnh đó, văn phòng làm việc còn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là bộ mặt của cả công ty. Khi khách hàng hay đối tác đến tham quan, làm việc, điều gây dấu ấn đầu tiên và sâu sắc nhất với họ chính là văn phòng làm việc của công ty. Nói một cách khác, văn phòng làm việc phải dấu hiệu được kiểu cách và cá tính của công ty, góp phần quan trọng giúp khách hàng và đối tác ghi nhớ thương hiệu của công ty khi lần đầu tiên ghé thăm và làm việc tại công ty bạn?

Tới đây chắc hẳn các bạn sẽ băng khuân trong việc tư vấn thiết kế thi công nội thất văn phòng bao gồm các công đoạn và quy trình như thế nào ?

Sau đây Công ty thiết kế Nội Wedo sẽ giới thiệu quy trình thiết kế thi công nôi thất văn phòng như sau.
1. Khảo sát mặt bằng hiện trạng, chụp hình + đo đạc kích cỡ. 
2. Lên bản vẽ mặt bằng hiện trạng, bản vẽ bố trí mặt bằng mới. 
3. Cung cấp bản vẽ khoảng không 3 chiều (3D). 
4. Triển khai bản vẽ chi tiết, kỹ thuật thiết kế thi công. 
5. Hoàn tất hồ sơ giấy tờ thiết kế, bàn giao thông tin dữ liệu cho Khách hàng. 

Nhiều khách hàng của chúng tôi luôn có những câu hỏi trong quá trình làm việc. Tại sao phải tư vấn, phải có bảng vẽ, phải khảo sát, phải có bảng dự toán và thiết kế chi tiết để làm gì?

1. Chỉ ra các ý tưởng bố cục độc đáo, riêng biệt, phong cách riêng cho từng dự án. 
2. Kết hợp cao nhã giữa các đồ đạc về kích cỡ, màu sắc, … 
3. Giúp thợ thi công dễ dàng hơn, đúng với yêu cầu của Chủ đầu cơ. 
4. Dự toán được kinh phí, tiến độ thi công, chủ động trong sản xuất thi công. 
5. Giám sát, tránh được các rủi ro, nảy sinh trong thi công.
Thực sự các yếu tố trên nhằm một đích giúp các bạn hoàn chỉnh văn phòng của mình một cách tốt nhất.
=> Có thế một vài kiến thức này sẽ giúp cho các bạn hình dung rõ hơn trong việc thiết kế và thi công nội thất văn phòng, vấn để còn lại của các bạn chính là
gởi niềm tin, gởi ý tưởng của các bạn cho chúng tôi để chúng tôi giúp các bạn xây dựng và tô điểm cho văn phòng các bạn
thật dấu ấn và biệt lập nhất.